Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90): GS Carl Thayer: " có thể có vấn đề về cơ khí, hay vấn đề của bộ phận
máy bay do Nga cung cấp hoặc việc bảo trì máy bay, hoặc cũng có thể vấn
đề sai sót kỹ thuật liên quan đến phi công. Đây không phải là lần đầu
tiên tai nạn này xảy ra và theo tôi vì vậy họ nên xem xét lại quá trình
bảo trì máy bay."
Nói trắng ra thì làm gì có bảo trì.
Vụ tai nạn rơi máy bay chiến đấu SU 30 của không quân Việt Nam gần
đây khiến dư luận tại Việt Nam đặt nhiều câu hỏi liên quan đến công nghệ
máy bay Việt Nam đang có, nói rộng ra là chương trình hiện đại hóa
không quân của Việt Nam trước tình hình Trung Quốc đang gia tăng các
hoạt động quân sự tại khu vực biển Đông đang tranh chấp với các nước,
trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl
Thayer thuộc học viện quốc phòng Úc, người đã có nhiều nghiên cứu và bài
viết về quốc phòng Việt Nam.
Trung Quốc không thể làm máy bay rơi?
Việt Hà: Thưa ông, vụ máy bay chiến đấu SU 30 rơi mới đây ở Việt Nam đã
khiến dư luận Việt Nam đặt nhiều câu hỏi nghi ngờ về nguyên nhân máy
bay rơi vì cho đến lúc này Việt Nam vẫn chưa xác định được nguyên nhân
máy bay rơi. Có ý kiến nghi ngờ công nghệ của máy bay, nhưng cũng có ý
kiến cho rằng có yếu tố Trung Quốc. Ông nhận định thế nào về những ý
kiến này?
GS Carl Thayer: Tôi sẽ rất chần chừ đưa ra bất cứ kết
luận chắc chắn nào ở giai đoạn sớm này. Nó có thể là vấn đề liên quan
đến bào trì máy bay, có thể là một vấn đề của bộ phận nào đó. Tôi không
nghĩ là Trung Quốc có khả năng làm máy bay rơi. Họ có thể can thiệp điện
tử nhưng không thể làm máy bay rơi. Cho nên có thể có vấn đề về cơ khí,
hay vấn đề của bộ phận máy bay do Nga cung cấp hoặc việc bảo trì máy
bay, hoặc cũng có thể vấn đề sai sót kỹ thuật liên quan đến phi công.
Đây không phải là lần đầu tiên tai nạn này xảy ra và theo tôi vì vậy họ
nên xem xét lại quá trình bảo trì máy bay.
Việt Hà: Sau tai nạn
máy bay thì có những ý kiến tỏ ra nghi ngờ về công nghệ máy bay Nga mà
Việt Nam mua và nói là có lẽ Việt Nam nên xem xét mua máy bay F 16 của
Mỹ. Hai loại máy bay này có tương tự như nhau không thưa ông?
GS
Carl Thayer: Các máy bay này là tương tự nhau. Đây là tranh luận xem là
máy bay nào tốt hơn máy bay nào về mặt kỹ thuật nhưng bên cạnh đó còn là
kinh nghiệm và khả năng của phi công. Trong các tình huống giả định, cả
hai loại máy bay đều hoạt động tốt nhưng vấn đề quan trọng chính là sự
huấn luyện và kinh nghiệm của các phi công. Malaysia và Indonesia cũng
có SU 30 và họ không có các tai nạn này. Nhìn chung thì công nghệ máy
bay của Nga được cho là tốt cũng tương tự như là máy bay F16 của Mỹ. Nếu
Việt Nam muốn chuyển sang máy bay Mỹ thì vấn đề là toàn bộ huấn luyện
về kỹ thuật và hậu cần cho phi công sẽ phải được chuyển toàn bộ sang
công nghệ của Mỹ vốn hoàn toàn khác. Ngay như Malaysia cũng có khó khăn
khi họ phải bảo trì cùng lúc các máy bay của Nga bên cạnh những máy bay
của phương Tây.
000_Hkg9604079-622.jpg
Máy bay CASA do Hãng Airbus chế tạo thuộc cảnh sát biển Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất trước đây.
Khi chuyển như vậy, bạn sẽ có hồ sơ hướng dẫn bằng tiếng Anh, kỹ thuật
viên phải biết tiếng Anh, phi công phải được đào tạo ở Mỹ. Cho nên quyết
định chuyển sang F16 đối với Việt Nam là không dễ dàng. Indonesia là
một ví dụ đã từng bị cấm vận vũ khí sau vấn đề tại Đông Timor. Họ cũng
phải mất đến 5 năm sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ để bày tỏ mong muốn mua
F16. Khoảng thời gian này còn có thể dài hơn đối với Việt Nam vì những
cơ sở hỗ trợ trên mặt đất hiện tại là cho công nghệ của Nga và Ấn Độ.
Nếu như những thông tin trên báo chí truyền thông về việc Việt Nam đang
tìm mua F16 là đúng thì theo tôi cũng sẽ mất một thời gian dài. Đúng là
họ đang xem xét vì họ đã đổi toàn bộ các máy bay Mig 21 vào năm ngoái,
theo thông tin mà tôi biết được, nên họ cần máy bay tấn công mặt đất.
Nhưng Việt Nam không xâm lược Campuchia nữa, hay dùng máy bay để đánh
nhau mặt đất với Trung Quốc. Họ cần máy bay ở vùng biển và SU 30 mà họ
có, được chế tạo cho mục đích đó và F16 cũng phải vậy. Cho nên đây là
một bước đổi về kỹ thuật lớn cho Việt Nam. Đấy là tôi chưa nói đến chi
phí, không chỉ là mua máy bay mà chi phí bảo trì, và các bộ phận thay
thế. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào những hạn chế từ phía Mỹ liên quan
đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Cần kinh nghiệm và kết nối các hệ thống
Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về chương trình hiện đại hóa không quân Việt Nam hiện tại?
GS Carl Thayer: Việt Nam bây giờ đang tiếp nhận những máy bay đời thứ 4
và SU 30 là một trong những máy bay chiến đấu hàng đầu, là loại dùng
cho bảo vệ trên không và tuần tra vùng biển hiện đại nhất dùng cho khu
vực biển Đông. Không quân và hải quân Việt Nam đã được ưu tiên trong
ngân sách quốc phòng trong khoảng 5 đến 8 năm qua. Việt Nam có những kỹ
thuật viên có khả năng xử lý các vấn đề với các công nghệ máy bay của
Nga và của Xô Viết trước kia. Cho nên đây không phải là lĩnh vực mới với
họ. Cho đến giờ họ cũng đã thực hiện các cuộc tuần tra ở biển Đông khá
thường xuyên. Tuy nhiên tai nạn xảy ra ngay cả với lực lượng tinh nhuệ
nhất. Trong trường hợp này thì họ cần một cuộc điều tra chu đáo để tìm
ra nguyên nhân máy bay rơi. Quyết định ngưng bay các máy bay SU 30 là
cẩn thận và điều này cũng xảy ra với các lực lượng không quân hiện đại
khác.
Việt Hà: Theo ông thì Việt Nam có gặp vấn đề gì trong chương trình hiện đại hóa không quân của mình?
GS Carl Thayer: Mua máy bay và có phi công được đào tạo không thôi là
chưa đủ, họ còn cần sự kết nối, cải thiện hệ thống vệ tinh, cảnh báo sớm
cho máy bay, cần các thiết bị đặc biệt trên mặt đất để nối kết các hệ
thống với nhau. Dường như đây là một kẽ hở lớn của Việt Nam. Họ không
thể chỉ đơn thuần là đưa máy bay lên trời mà còn cần phải biết môi
trường mà máy bay hoạt động, chúng cần được kết nói với nhau. Cũng không
có bằng chứng nào cho thấy Việt Nam đã học được các bài học từ những
trận chiến trên không với việc sử dụng các máy bay của mình. Việt Nam đã
tự đưa ra giới hạn đối với các hoạt động tập trận của mình với các nước
ngoài. Làm như vậy là họ tự làm mất đi kinh nghiệm mà đáng ra họ đã học
được. Cũng giống như trong thể thao, nếu họ chỉ chơi bóng đá ở Việt Nam
thôi thì họ sẽ không bao giờ vào được giải vô địch thế giới. Họ còn cần
phải tham gia vào giải vô địch châu Á. Cho đến giờ quân đội Việt Nam
chỉ tập trận trong Việt Nam. Họ vẫn chưa tập trận với các nước láng
giềng để học thêm kinh nghiệm, xem là các nước hiện đại khác hoạt động
như thế nào để họ có thể tự điều chỉnh. Cho nên điều Việt Nam cần kinh
nghiệm và kết nối các hệ thống.
Việt Hà: Có những đồn đoán gần
đây về việc Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận dạng phòng không AIDZ trên
biển Đông. Nếu điều này xảy ra, theo ông việc này sẽ ảnh hưởng thế nào
đến máy bay Việt Nam bay qua vùng này?
GS Carl Thayer: Mục đích
của vùng nhận dạng phòng không AIDZ để các máy bay báo cáo với người
điều khiển không lưu về chuyến bay của họ. Đó là tất cả yêu cầu ở biển
Hoa Đông. ở biển Hoa Đông, về phía bắc, Trung Quốc có máy bay quân sự
cất cánh từ đất liền và tên lửa từ đất liền. Họ ở thế mà nếu họ muốn họ
có thể ép bất cứ máy bay nào phải hạ cánh nếu không xin phép. Họ đã
không làm vậy với máy B 52 của Mỹ và vào lúc này thì Trung Quốc nói là
không có mối đe dọa nào nên họ không làm vậy. Nhưng nếu họ tuyên bố vùng
ADIZ ở biển Đông thì vào lúc này họ chưa có thể thực hiện được yêu cầu
này… Nếu máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không mà không khai báo
thì hoặc là họ phải bay lên để yêu cầu máy bay đó khai báo hoặc đưa máy
bay hạ cánh xuống mặt đất. Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có máy bay,
hệ thống bảo trì và cơ sở tiếp liệu ở Trường Sa để làm những việc này.
Đã có nhiều đồn đoán là Trung Quốc sẽ tuyên bố AIDZ trên biển Đông. Tôi
không nói là họ sẽ không làm nhưng nếu họ làm bây giờ thì đó chỉ là hành
động vô nghĩa vì họ không thể thực hiện lệnh của mình. Nó chỉ là màn
trình diễn cho thấy là họ có quyền về pháp lý để làm vậy mà thôi nhưng
nó sẽ không giống như ở biển Hoa Đông.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Vậy là toàn "quan tài bay" cả. Ở VN, nghề làm phi công chiến đấu (nói riêng) thành nghề "vào sinh ra tử" rồi.
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: Trong bài trả lời ông nói quá đúng. Không học hành gì, không chiến thuật gì, không tư duy hợp đồng binh chủng và khoa học kỹ thuật, không bản hành bảo trì gì thì rơi là phải.
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: Câu hỏi đặt ra là sao toàn dân đi khóc than mấy ông rơi máy bay mà không đặt câu hỏi tại sao rơi và thằng nào chịu trách nhiệm?
ReplyDeleteVấn đề "tại sao rơi" đúng là cần câu trả lời chính xác. Anh chỉ phàn nàn vụ "chưa đánh đã rớt" và đặt câu hỏi về khả năng tác chiến của không quân ở Comrade Commissar là bị u đầu ngay :)
DeleteDoan Hong Nghia: Sắp đến sẽ giải quyết được vấn đề chất thải sinh hoạt ở VN anh ạ
Delete