Friday, June 17, 2016

Điểm lại những tai nạn máy bay quân sự ở VN từ năm 2000 đến nay

1. Ngày 7 tháng 4 năm 2001, một chiếc trực thăng Mi-17 thuộc Công ty Dịch vụ Bay miền Bắc chở các nhân viên quân sự Việt Nam và Hoa Kỳ đi tìm lính Mỹ bị mất tích trong chiến tranh rơi tại vùng núi Am, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm thiệt mạng toàn bộ 16 người trên máy bay gồm 9 người Việt và 7 người Mỹ. Nguyên nhân gây ra tai nạn hiện vẫn chưa được biết rõ.
2. Ngày 26 tháng 1 năm 2003, chiếc trực thăng Mi-8 xuất phát từ đoàn bay Trung đoàn 954, Sư đoàn 372 tại Đà Nẵng chở đoàn cán bộ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và phóng viên từ sân bay Vinh đi đảo Hòn Mê (thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Lúc 15h 43 cùng ngày chiếc máy bay cất cánh từ Hòn Mê ra Hòn Mắt trong thời tiết sương mù dày đặc. Khi vừa rời mặt đất được 2 phút, do không nhận ra hướng bay nên máy báy đâm vào vách núi tại Hòn Mê, gây tiếng nổ lớn khiến toàn bộ chiếc máy bay bốc cháy. Tất cả 15 người cùng phi công trên máy bay đều tử nạn, trong đó có Trung tướng Trương Đình Thanh - Tư lệnh Quân khu, Thiếu tướng Nguyễn Bá Tuấn - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4. Trong số người gặp nạn còn có năm đại tá và hai thượng tá.
3. Ngày 9 tháng 3 năm 2004, một chiếc Yak-52 bay huấn luyện cất cánh từ sân bay Nha Trang đã rơi xuống nhà dân ở thôn Suối Lau, xã Suối Cát, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà làm một cụ già thiệt mạng và một cháu bé bị thương nặng.
4. Ngày 24 tháng 8 năm 2004, một chiếc MiG-21 số 5321 cất cánh từ sân bay Kiến An, Hải Phòng bị nạn rơi xuống xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương làm phi công Nguyễn Văn Thái thiệt mạng.
5. Ngày 4 tháng 11 năm 2005, một chiếc máy bay trinh sát M-28 Mielec của không quân (thuộc Trung đoàn 918) đột ngột bốc cháy và rơi xuống khu vực bãi cỏ xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội làm tất cả 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
6. Ngày 29 tháng 4 năm 2005, chiếc máy bay huấn luyện L-39 thuộc E910 của Trường Sĩ quan không quân Việt Nam đang bay trên bầu trời Nha Trang thì đột ngột chết máy. Hai phi công đã điều khiển máy bay bay ra biển và nhảy dù. Người phi công bị thương nhẹ, còn người thượng tá, trung đoàn phó đã thiệt mạng.
7. Ngày 12 tháng 4 năm 2006, máy bay MiG-21 thuộc Trung đoàn 920 đóng tại Phù Cát, trong lúc bay tập luyện đã bị trục trặc kỹ thuật và rơi tại xã Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định, hai viên phi công kịp nhảy dù an toàn, một phi công bị thương nhẹ khi tiếp đất.
8. Ngày 11 tháng 5 năm 2006, một chiếc MiG-21 khác đâm vào nhà dân tại thôn Vân Sơn, xã Nhơn Hậu huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Hai phi công nhảy dù ra an toàn nhưng một số nhà dân bị thiệt hại.
9. Ngày 9 tháng 8 năm 2006, một chiếc Su-22 khi đang bay diễn tập đã đâm thẳng vào chân núi Hòn Khô, thuộc địa bàn xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Phi công đã nhanh chóng bung dù thoát nạn. Đây là máy bay quân sự thuộc sân bay Thành Sơn, tỉnh Ninh Thuận, đang bay diễn tập tại khu vực Láng Za Ó, thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn thì gặp sự cố.
10. Ngày 24 tháng 11, 2007: Khoảng 14h chiều, một chiếc MiG-21 thuộc Trung đoàn không quân Sao Đỏ thuộc Sư đoàn không quân Thăng Long xuất phát từ sân bay Kép, bị nạn tại xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, nhưng may mắn không có thiệt hại về người.
11. Ngày 8 tháng 4 năm 2008: lúc 10 giờ sáng, chiếc máy bay An-26 thuộc Trung đoàn 918 Không quân (Gia Lâm) bị rơi do trục trặc động cơ tại một cánh đồng thuộc địa phận xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội), cách trường học và khu dân cư vài trăm mét khiến 5 người trên máy bay tử nạn.
12. Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2009, một chiếc máy bay quân sự Su-22 khi đang bay luyện tập thì bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Tại hiện trường, máy bay khi rơi xuống đã nát vụn và bốc cháy dữ dội, viên phi công đã thiệt mạng sau khi cố gắng điều khiển cho chiếc máy bay đâm cách xa khu vực dân cư. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết chiếc máy bay trên đã quá hạn sử dụng nhiều năm.
13. Chiều ngày 12 tháng 11 năm 2009, máy bay tiêm kích MiG-21 hai chỗ ngồi thuộc Đơn vị không quân C31, Đoàn Không quân B71, xuất phát từ sân bay Yên Bái, trong khi diễn tập gặp sự cố, đâm vào một nhà kho tại thành phố Yên Bái và phát nổ khiến hai phi công tử nạn.
14. Sáng ngày 29 tháng 5 năm 2010, một chiếc MiG-21 thuộc Đoàn không quân C40, sân bay Phù Cát bất ngờ phát nổ trong khi bay diễn tập và đâm sập tường nhà người dân tại xóm Phúc Mới thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định làm 2 dân thường bị thương nhẹ. Phi công đã kịp bung dù nhảy ra khỏi máy bay và đáp xuống phải một mái nhà, bị kính cửa cắt vào bắp chân. Kể từ năm 2006 đến nay, đây lần thứ ba máy bay quân sự bị rơi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
15. Vào 20h30 ngày 7 tháng 7 năm 2010, chiếc MiG-21 khác thuộc đơn vị C21, Đoàn không quân B71 rơi tại cánh đồng thôn 1, xã Thạch Đà, huyện Mê Linh. Nguyên nhân ban đầu được xác định là hỏng hệ thống dầu động cơ, dẫn đến mất áp suất dầu nén động cơ máy bay. Khi phát hiện bị sự cố, phi công Vũ Duy Minh đã cho máy bay hướng ra ngoại thành, cách xa khu vực dân cư và nhảy dù. Phi công chỉ bị xây xát nhẹ và không có thêm thương vong hay thiệt hại tài sản.
16. Vào 07h45 ngày 7 tháng 7 năm 2014, đúng 4 năm sau vụ tai nạn ở Mê Linh, chiếc trực thăng Mi-171 rơi gần sân bay Hòa Lạc, tại thôn 11 xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội, 20 người trong đoàn gồm phi công là đại tá Hoàng Lại Long Phó tham mưu trưởng Trung đoàn 916, một trung tá, ba thiếu tá, tám chiến sĩ cùng 6 học viên sĩ quan đã tử nạn, một người duy nhất là trung úy Đinh Văn Dương sống sót và bị thương nặng.
17. Vào 07h23 ngày 28 tháng 1 năm 2015, chiếc UH-1 của trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố hỏng hóc liên quan hệ thống điều khiển, đâm xuống khu vực thuộc nông trường Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ bay gồm 4 người thiệt mạng.
18. Vào 09h15 ngày 26 tháng 3 năm 2015, một trực thăng Mi-8 bị rơi ở độ cao 9-10m khi đang hạ cánh xuống sân bay đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận làm 3 người trong tổng số 8 người (4 hành khách và 4 phi hành đoàn) bị thương. Chiếc trực thăng quân sự cất cánh từ sân bay quân sự Thành Sơn, Phan Rang đến Phú Quý làm nhiệm vụ thì gặp nạn
19. Vào 11h45 ngày 15 tháng 4 năm 2015, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 Không quân bay huấn luyện từ sân bay Thành Sơn, Phan Rang thì bị va chạm và rơi gần khu vực đảo Phú Quý. Hai phi công tử nạn là Trung tá Lê Văn Nghĩa lái máy bay số hiệu 5857, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370 và Đại úy Nguyễn Anh Tú, điều khiển máy bay số hiệu 5863, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937.
20. Vào 7h30 ngày 14 tháng 6 năm 2016, chiếc Su-30 số hiệu 8585 thuộc Trung đoàn không quân 923 (Yên Thế), Sư đoàn 371 trong khi bay đội hình xuất phát từ sân bay Sao Vàng thì gặp nạn tại khu vực Hòn Mắt, Thanh Hóa. Trên máy bay mất tích có Thượng tá, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 Trần Quang Khải và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30, phi đội trưởng của Trung đoàn 927. Đây là máy bay Su-30 đầu tiên bị rơi trong lịch sử Không quân Việt Nam. Sáng ngày 15 tháng 6, phi công Nguyễn Hữu Cường được một tàu đánh cá của ngư dân Hà Tĩnh phát hiện, cứu và được đưa vào bờ an toàn. Vào lúc 18h ngày 17 tháng 6, thi thể của phi công Trần Quang Khải được tàu cá của ngư dân Thanh Hóa phát hiện ở vị trí cách Hòn Mê 33 hải lý.
21. Vào 12h30 ngày 16 tháng 6 năm 2016, máy bay tuần thám CASA 212 mang số hiệu 8983 thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang trên đường tìm kiếm Thượng tá Trần Quang Khải vẫn còn mất tích trong vụ rơi Su-30 ngày 14 tháng 6 thì biến mất trên vùng biển gần đảo Bạch Long Vỹ. Trên máy bay có 5 người cấp úy, bốn người cấp tá đều thuộc biên chế Lữ đoàn vận tải 918, Quân chủng Phòng không Không quân. Đến sáng ngày 17 tháng 6 các mảnh vụn máy bay CASA 212 được tìm thấy và trục vớt. Trong số những người thiệt mạng có Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_v%E1%BB%A5_r%C6%A1i_m%C3%A1y_bay_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

24 comments:

  1. Vấn đề bảo dưỡng kỹ thuật (nhất là đối với máy bay quá cũ) và trang bị cứu sinh (tối thiểu) được tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt để bảo đảm sinh mạng cho các phi công quân sự (và đoàn bay) phải là nguyên tắc trên hết cho những người có trách nhiệm thuộc về binh chủng đòi hỏi yêu cầu rất cao về ý thức/nghiệp vụ này.

    ReplyDelete
  2. Tình hình rất xấu cho thấy khả năng tác chiến của không quân. Chưa đánh đã rớt (nhiều tai nạn trong thời gian gần đây). Còn thực lực các binh chủng khác của QĐNDVN thì thế nào???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Duy: Chém ghê thế thế Huấn luyện bay ở các nước rớt đấy vậy là khả năng tác chiến đã tệ à

      Delete
    2. Chỉ là câu hỏi thôi. Chờ thực tế trả lời.

      Delete
    3. Nguyễn Luân: Đánh nhau căng lắm như i rắc trụ đc vài tháng

      Delete
    4. Cương Phùng (TH-QĐND): Câu hỏi ngu xuẩn. Chẳng có khả năng tác chiến nào có thể xử lý hoàn toàn mọi rủi ro trong điều kiện thời tiết xấu hết.
      Còn nếu muốn hỏi, anh em tôi tại sao biết điều kiện thời tiết xấu vẫn cất cánh?
      Vì anh em tôi phát hiện dấu hiệu của đồng đội. Nếu không bám theo dấu hiệu, thì nhiều khả năng sẽ không thể cứu được. Giờ vàng cứu hộ đã dần hết rồi.
      Họ có thể tổn thất, hi sinh, không phải vì khả năng kém cỏi. Mà là sẵn sàng hi sinh vì đồng đội. Chúng tôi luôn thề rằng, "vào sống ra chết cũng không hề nản chí".
      Có tuổi rồi, biết nghĩ tí trước khi phát biểu nhé, ông bạn trẻ con sống lâu năm. Sống bằng ấy năm cuộc đời rồi, đã đóng góp được j cho đất nước chưa?

      Delete
    5. Boo Pấn Sờ: Tổ sư đem so tỉ lệ máy bay rơi giữa không quân Việt Nam với Mỹ trong hai năm trở lại đây rồi nói chuyện tiếp. Mẹ nó, đúng là mấy đứa nhược tiểu cái vẹo gì cũng nói được. Máy bay người ta rơi thì kêu đen thôi, đến mình rơi thì lại kêu. Tiêu chuẩn kép à. Lại còn có ông nào kêu đánh nhau căng lắm trụ được vài tháng =)) chả khác nào ông báng bổ mồ hôi và máu của anh em chúng tôi quá.

      Delete
    6. Tôi trẻ con lắm vì biết còn ít quá. Tôi vô cùng cảm phục tinh thần vì đồng đội hy sinh.

      Delete
    7. Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar ): Mỹ Nga Ấn trong tháng này máy bay rơi cả rổ kia kìa

      Delete
    8. Nguyễn Đông Hải: Câu hỏi của thớt chỉ trả lời được khi có chiến tranh thôi.

      Delete
    9. Nguyen Quoc: Boo Pấn Sờ, nhưng giờ thằng TQ nó mạnh lắm, Mỹ cũng không giám làm gì nó, nó lại áp sát mình từ mọi hướng, thời giờ lại chiến tranh bằng tên lửa chứ như ngày mấy chục năm trước đâu, nó ở nước nó bấm nút sang, chỗ đâu mà né.

      Delete
    10. Cương Phùng (TH-QĐND): Xin lỗi mọi người. Lúc nghe tin đồng đội gặp nạn, tôi đã quá xúc động, lại gặp câu nói này, nên đã có những lời lẽ không đúng chuẩn mực người lính. Tôi chịu trách nhiệm về lời nói của tôi, và sẽ không xoá cmt.
      Chỉ mong nhân dân cả nước hiểu cho những người lính chúng tôi. Không ai trong chúng tôi, kể cả những người lính ít can đảm nhất, lại từ chối đối mặt với hiểm nguy, chỉ cần có lệnh là sẵn sàng lên đường, bất kêt ngày đêm, không bao giờ ham sống sợ chết. Nhất là ở những nơi đồng đội, anh em của chúng tôi đang gặp nạn.
      Muốn rèn luyện được điều đó, chúng tôi phải nỗ lực hàng ngày. Những người lính phi công còn luyện tập vất vả gấp hàng chục lần như thế. Có đến cùng anh em trên đường băng giữa trưa hè 40 độ, mặt đường băng bỏng rát những ngày tháng qua, mới hiểu được điều đó.
      Những người lính, phải học cách tự bảo vệ mình, trước khi muốn bảo vệ nhân dân.
      Ngày hôm nay, đồng đội của chúng tôi có thể hi sinh, nhưng đó là điều họ luôn tự nhận thức, và chấp nhận trước khi cất cánh. Họ, sẵn sàng lao vào nguy hiểm vì tổ quốc, vì đồng đội, không hề nao lòng.
      Mong nhân dân hãy tin tưởng ở chúng tôi, và đừng nghe những lời chống phá "nước nọ nước kia".
      Tất cả những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc, nhân dân, và đồng đội bất cứ khi nào. Không quân, Hải quân, hay bất cứ lực lượng nào, đều đủ khả năng để làm điều đó.

      Delete
    11. Tuấn Cường: nước lớn họ nhiều máy bay tần suất bay nhìu hơn ta gấp nhìu lần nên bị rơi cũng cao hơn còn ta được mấy chiếc. còn lý do thời tiết xấu thì... dù cho là lỗi phi công nhưng cấp trên vẫn báo cáo vậy thôi

      Delete
    12. Tuấn Cường , tôi cũng chỉ là dân quèn, tiếc người xót của thôi.

      Delete
    13. Nguyễn Thư: Tối ngày hỏi làm gì cho đất nước. Quay ngược lại đi, đảng cộng sản dùng những tiền thuế dân từ: xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men, quần áo, các loại phí ... đã làm được gì cho dân tôi?

      Delete
    14. Minh Quân: Đầu lợn Nguyễn Thư hỏi 1 câu con bò.... ko làm gì mà mày ra đường mà yên ổn mà... k làm gì mà có trường cho mày học... ko làm gì mà mày ốm có bệnh viện cho nằm... 1 mình mày đóng đc bao nhiêu thuế...cả họ nhà mày đóng đc bao nhiêu... hỏi ngu như con vật.! Đúng là cái đồ óc chó mà.
      Còn ông thớt nữa... đầu 2 thứ tóc rồi... nên đặt câu hỏi giống người có 2 thứ tóc.... ông lớn hơn tôi chắc phải 20 tuổi... nhưng ông hỏi 1 câu ngây ngây vcc... đợt rồi Nga ngố, Mỹ nó cũng rèo máy bay? Vậy năng lực tác chiến nó cũng yếu hả?. Ông bị thiểu năng bẩm sinh hay thiểu năng do luyện tập vậy?.

      Delete
  3. Doan Hong Nghia: Nếu mấy ông lính đi bắt dây điện cho Viettel mà bị giật chết có đáng thương như mấy anh phi công không các anh Cao Binh Nguyen, Nguyễn Bá Quỳnh, Nguyen Q Quy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dù chết vô tội vạ vẫn là mạng người. Nhưng phi công lại kèm 1 đống của. Vừa xót người vừa tiếc của nên đau hơn.

      Delete
    2. Doan Hong Nghia: Vậy sao nhiều người lính chết không ai khóc?

      Delete
    3. Khóc lính xưa khác lính nay. Có người nhìn cái bụng "bia" của "lính bay" lại nghĩ là các bác ấy bay ở quán nhiều hơn???

      Delete
    4. Nguyễn Bá Quỳnh: anh lính lái Su30 có thể xem như chết trận, còn đoạn đi cứu hộ thì cần phải xem lại và phân tích kỹ nguyên nhân

      Delete
    5. Từ cái nguyên nhân 1 bé đẻ ra cái nguyên nhân 2 to (sinh mạng).

      Delete
    6. Ta Hoang Linh -> Nghĩa:
      Sao em cứ phải lo xa trước làm gì...??
      Đâu đấy, "Tổ chức" sẽ có cách hết...!!

      Delete