(NCTG) “Mỗi lần họp mặt bạn bè, gia đình chúng ta vẫn mãi cắm mặt vào smart phone hay bàn phím mà quên mất chúng ta đang có những thời khắc đẹp đẽ để nói với nhau rằng chúng ta cần nhau giữa đời sống này đến thế nào...”.
“Hygge” là việc tạo ra sự thân mật, sự liên kết, sự hò hẹn để mọi người có dịp đến gần nhau cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Nếu bạn ở Đan Mạch đủ lâu, chắc
chắn sẽ có lần được tắm mình trong không khí “Hygge” ngay cả khi bạn còn
chưa biết đến tên gọi của nó. Đó là một phần văn hoá không thể thiếu
trong đời sống tại Đan Mạch, thẩm thấu vào máu họ ngay từ bé, ở bất cứ
nơi đâu họ hiện diện : ở trường, ở nhà, ở các sân chơi cho trẻ. Khi
những đứa trẻ lớn lên, chúng sẽ mang “Hygge” vào đời sống một cách tự
nhiên, không cần suy nghĩ. Người Đan Mạch thậm chí còn không nhận ra có
những quy tắc ngầm để tạo nên “Hygge”.
Bắt nguồn từ tiếng Đức “Hyggja”, “Hygge” có nghĩa là suy nghĩ hoặc cảm thấy hài lòng. Nhiều người cho rằng “Hygge” tương đồng với “Cozy”, tức là ấm cúng. Điều đó không sai, nhưng chỉ là trên bề mặt. Hơn cả “Cozy”, “Hygge” mang một khái niệm sâu sắc hơn nhiều. Nó hiện diện như một danh từ, động từ, tính từ và một biểu tượng liên quan đến tâm trạng, cảm giác, và thậm chí có ý nghĩa đạo đức.
Tựu trung lại, “Hygge” là việc tạo ra sự thân mật, sự liên kết, sự hò hẹn để mọi người có dịp đến gần nhau cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Một số chuyên gia nghiên cứu tâm lí còn tin rằng “Hygge” chính là một trong những bí quyết giúp người Đan Mạch dễ dàng cảm thấy hạnh phúc hơn các tộc người khác.
Bí quyết “Hygge” nằm ở đâu? Tôi đã hiểu về “Hygge” bằng cách nào?
Đó là một ngày đẹp trời cuối xuân, chúng tôi đến thăm bà J. sau ca mổ tách da đùi để cấy ghép vào đầu bởi vài mảnh da nơi đó đã bị hoại tử vì sự huỷ hoại của các tế bào ung thư đang lây lan. Xin nhắc lại, bà J. năm nay đã 78 tuổi và tôi có thể hình dung bà đã trải qua ca mổ nhọc nhằn đến thế nào. Vì vậy, tôi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ mang theo nhằm giảm tải công việc “chiêu đãi” của chủ nhà vì cứ nghĩ bà thể nào cũng khó mà đi lại tốt khi ca mổ vừa xong mới một tuần.
Trái với những gì tôi nghĩ, bà J. trước mặt tôi hồ hởi, vui vẻ, thân thiện như chừa từng trải qua sự mệt nhọc nào. Và cũng như bao lần trước đó, bà đón tiếp chúng tôi bằng những chiếc cookie truyền thống tự làm, một ấm trà thơm mùi đào và gần đó là chiếc bàn cho bọn trẻ với vài món đồ chơi cần thiết, một bộ phim hoạt hình trẻ con và hai cốc nước hoa quả.
Bà cho tôi có cảm giác mọi mệt mỏi ưu phiền đã rơi rớt đâu ngoài cửa. Chúng tôi nói chuyện say sưa về những điều-không-phiền-muộn, về tương lai và bọn trẻ thì ung dung ngồi ngay ngắn tại chiếc bàn của mình... Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi về cảm giác đó mỗi khi ghé thăm bà J. nhưng vẫn không có cách nào giải đáp được. Cho đến khi tôi hỏi và nhận được câu trả lời.
Bà J. nói về “Hygge” như một truyền thống không thể thiếu trong văn hóa ứng xử của người Đan Mạch, đặc biệt với gia đình và bạn bè. Hãy tưởng tượng ra một nơi gọi là khu vực an toàn, nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và sẵn sàng ngồi xuống kết nối cùng nhau. Đó có thể là một căn phòng, nơi có “Hygge”, và mọi người khi bước vào đó họ chấp nhận rũ bỏ những bực bội, phiền muộn của đời sống bên bệ cửa.
Nơi đó, họ không cần phòng vệ, cạnh tranh hay thể hiện bản thân với người xung quanh. Không phải nói điều xấu về người khác, hay phàn nàn về công việc, về những mối quan hệ không như ý. Nơi mà mọi người thật sự thư giãn và kết nối. Nơi mà chỉ chứa đựng không khí cho “chúng ta” chứ không phải cho “tôi”. Mọi người phải cố gắng cùng nhau để tạo “Hygge”.
Chơi trò chơi cùng nhau là một trong những cách tuyệt vời vì nó liên quan đến tất mọi người, làm cho mọi người không bận tâm đến vấn đề của riêng mình nữa. Hoặc cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon, các thức uống tuyệt hảo và nói về những điều đẹp đẽ từng trải qua trong đời. Và đó là cách bà J. đã dùng để đón chúng tôi trong mỗi lần ghé thăm, ngay cả khi bà cảm thấy mệt mỏi nhất.
Tuy vậy, với những người chưa quen, họ cần học các nguyên tắc “Hygge” như một bản thoả hiệp tạo ra “vùng an toàn” trong đời sống cho đến khi họ dần quen đi. Có vài nguyên tắc về “Hygge” nổi bật như:
- Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử hoặc để chế độ yên lặng và xa tầm tay.
- Buông bỏ mọi ưu phiền trước khi tham gia nhóm “hygge”, chúng ta có thể nói về nó một lúc khác, lúc này chúng ta chỉ thư giãn, và hưởng thụ cảm giác gắn kết yêu thương với bạn bè, với gia đình, với đồng nghiệp.
- Đốt nến lên nếu chúng ta đang ở trong căn phòng tối.
- Không mang những đề tài nhạy cảm có thể dẫn đến tranh luật gay gắt như chính trị, tôn giáo, hôn nhân gia đình ra bàn cãi. Nếu muốn, hãy chọn lúc khác.
- Hãy trò chuyện về những điều tươi đẹp trong quá khứ và những dự định tốt của tương lai hay về tình yêu dành cho nhau.
- Kể những câu chuyện vui và chơi trò chơi tập thể.
- Hưởng thụ thức ăn, thức uống, thậm chí những bài nhạc hay cùng nhau.
- Tạo ra không khí thân thiện, dễ chịu nhất cho những người trong nhóm bởi họ là những người ta thật sự muốn kết nối, ta yêu thương.
Trường học ở Đan Mạch là nơi “hygge” được phát triển triệt để sau gia đình. Các con sẽ có ngày “thứ Sáu đồ chơi” (Friday toys), ngày này các con được mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường để chơi hoặc chia sẻ cùng bạn thân. Ở đó, các con kể các chuyện về gia đình cho thầy cô giáo và các bạn nghe, về tình yêu với bố mẹ, với anh em và với người bạn mà chúng thích nhất.
Nơi công sở, “hygge” biểu hiện qua hai hình thức “Friday breakfast” mỗi tuần và “Friday bar” mỗi tháng. Là mỗi sáng thứ Sáu hàng tuần, các thành viên sẽ chia nhau thay phiên mang thức ăn từ nhà đến để làm bữa sáng cho cả nhóm. Và mỗi thứ Sáu đầu tháng, sẽ có tiệc đêm để nhóm đồng nghiệp được vui chơi cùng nhau.
Đã bao giờ bạn nghĩ lại xem, trong vô vàn số giờ trải qua của đời sống, có bao nhiêu giờ bạn được tắm mình trong “Hygge”? Tôi e rằng không ít người sẽ khá thất vọng khi tìm ra câu trả lời, khi mà mỗi lần họp mặt bạn bè, gia đình chúng ta vẫn mải cắm mặt vào smart phone hay bàn phím mà quên mất chúng ta đang có những thời khắc đẹp đẽ để nói với nhau rằng chúng ta cần nhau giữa đời sống này đến thế nào...
Bắt nguồn từ tiếng Đức “Hyggja”, “Hygge” có nghĩa là suy nghĩ hoặc cảm thấy hài lòng. Nhiều người cho rằng “Hygge” tương đồng với “Cozy”, tức là ấm cúng. Điều đó không sai, nhưng chỉ là trên bề mặt. Hơn cả “Cozy”, “Hygge” mang một khái niệm sâu sắc hơn nhiều. Nó hiện diện như một danh từ, động từ, tính từ và một biểu tượng liên quan đến tâm trạng, cảm giác, và thậm chí có ý nghĩa đạo đức.
Tựu trung lại, “Hygge” là việc tạo ra sự thân mật, sự liên kết, sự hò hẹn để mọi người có dịp đến gần nhau cùng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Một số chuyên gia nghiên cứu tâm lí còn tin rằng “Hygge” chính là một trong những bí quyết giúp người Đan Mạch dễ dàng cảm thấy hạnh phúc hơn các tộc người khác.
Bí quyết “Hygge” nằm ở đâu? Tôi đã hiểu về “Hygge” bằng cách nào?
Đó là một ngày đẹp trời cuối xuân, chúng tôi đến thăm bà J. sau ca mổ tách da đùi để cấy ghép vào đầu bởi vài mảnh da nơi đó đã bị hoại tử vì sự huỷ hoại của các tế bào ung thư đang lây lan. Xin nhắc lại, bà J. năm nay đã 78 tuổi và tôi có thể hình dung bà đã trải qua ca mổ nhọc nhằn đến thế nào. Vì vậy, tôi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ mang theo nhằm giảm tải công việc “chiêu đãi” của chủ nhà vì cứ nghĩ bà thể nào cũng khó mà đi lại tốt khi ca mổ vừa xong mới một tuần.
Trái với những gì tôi nghĩ, bà J. trước mặt tôi hồ hởi, vui vẻ, thân thiện như chừa từng trải qua sự mệt nhọc nào. Và cũng như bao lần trước đó, bà đón tiếp chúng tôi bằng những chiếc cookie truyền thống tự làm, một ấm trà thơm mùi đào và gần đó là chiếc bàn cho bọn trẻ với vài món đồ chơi cần thiết, một bộ phim hoạt hình trẻ con và hai cốc nước hoa quả.
Bà cho tôi có cảm giác mọi mệt mỏi ưu phiền đã rơi rớt đâu ngoài cửa. Chúng tôi nói chuyện say sưa về những điều-không-phiền-muộn, về tương lai và bọn trẻ thì ung dung ngồi ngay ngắn tại chiếc bàn của mình... Đã rất nhiều lần tôi tự hỏi về cảm giác đó mỗi khi ghé thăm bà J. nhưng vẫn không có cách nào giải đáp được. Cho đến khi tôi hỏi và nhận được câu trả lời.
Bà J. nói về “Hygge” như một truyền thống không thể thiếu trong văn hóa ứng xử của người Đan Mạch, đặc biệt với gia đình và bạn bè. Hãy tưởng tượng ra một nơi gọi là khu vực an toàn, nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và sẵn sàng ngồi xuống kết nối cùng nhau. Đó có thể là một căn phòng, nơi có “Hygge”, và mọi người khi bước vào đó họ chấp nhận rũ bỏ những bực bội, phiền muộn của đời sống bên bệ cửa.
Nơi đó, họ không cần phòng vệ, cạnh tranh hay thể hiện bản thân với người xung quanh. Không phải nói điều xấu về người khác, hay phàn nàn về công việc, về những mối quan hệ không như ý. Nơi mà mọi người thật sự thư giãn và kết nối. Nơi mà chỉ chứa đựng không khí cho “chúng ta” chứ không phải cho “tôi”. Mọi người phải cố gắng cùng nhau để tạo “Hygge”.
Chơi trò chơi cùng nhau là một trong những cách tuyệt vời vì nó liên quan đến tất mọi người, làm cho mọi người không bận tâm đến vấn đề của riêng mình nữa. Hoặc cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon, các thức uống tuyệt hảo và nói về những điều đẹp đẽ từng trải qua trong đời. Và đó là cách bà J. đã dùng để đón chúng tôi trong mỗi lần ghé thăm, ngay cả khi bà cảm thấy mệt mỏi nhất.
Tuy vậy, với những người chưa quen, họ cần học các nguyên tắc “Hygge” như một bản thoả hiệp tạo ra “vùng an toàn” trong đời sống cho đến khi họ dần quen đi. Có vài nguyên tắc về “Hygge” nổi bật như:
- Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử hoặc để chế độ yên lặng và xa tầm tay.
- Buông bỏ mọi ưu phiền trước khi tham gia nhóm “hygge”, chúng ta có thể nói về nó một lúc khác, lúc này chúng ta chỉ thư giãn, và hưởng thụ cảm giác gắn kết yêu thương với bạn bè, với gia đình, với đồng nghiệp.
- Đốt nến lên nếu chúng ta đang ở trong căn phòng tối.
- Không mang những đề tài nhạy cảm có thể dẫn đến tranh luật gay gắt như chính trị, tôn giáo, hôn nhân gia đình ra bàn cãi. Nếu muốn, hãy chọn lúc khác.
- Hãy trò chuyện về những điều tươi đẹp trong quá khứ và những dự định tốt của tương lai hay về tình yêu dành cho nhau.
- Kể những câu chuyện vui và chơi trò chơi tập thể.
- Hưởng thụ thức ăn, thức uống, thậm chí những bài nhạc hay cùng nhau.
- Tạo ra không khí thân thiện, dễ chịu nhất cho những người trong nhóm bởi họ là những người ta thật sự muốn kết nối, ta yêu thương.
Trường học ở Đan Mạch là nơi “hygge” được phát triển triệt để sau gia đình. Các con sẽ có ngày “thứ Sáu đồ chơi” (Friday toys), ngày này các con được mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường để chơi hoặc chia sẻ cùng bạn thân. Ở đó, các con kể các chuyện về gia đình cho thầy cô giáo và các bạn nghe, về tình yêu với bố mẹ, với anh em và với người bạn mà chúng thích nhất.
Nơi công sở, “hygge” biểu hiện qua hai hình thức “Friday breakfast” mỗi tuần và “Friday bar” mỗi tháng. Là mỗi sáng thứ Sáu hàng tuần, các thành viên sẽ chia nhau thay phiên mang thức ăn từ nhà đến để làm bữa sáng cho cả nhóm. Và mỗi thứ Sáu đầu tháng, sẽ có tiệc đêm để nhóm đồng nghiệp được vui chơi cùng nhau.
Đã bao giờ bạn nghĩ lại xem, trong vô vàn số giờ trải qua của đời sống, có bao nhiêu giờ bạn được tắm mình trong “Hygge”? Tôi e rằng không ít người sẽ khá thất vọng khi tìm ra câu trả lời, khi mà mỗi lần họp mặt bạn bè, gia đình chúng ta vẫn mải cắm mặt vào smart phone hay bàn phím mà quên mất chúng ta đang có những thời khắc đẹp đẽ để nói với nhau rằng chúng ta cần nhau giữa đời sống này đến thế nào...
Bài và ảnh: Vân Lam, từ Copenhagen (Đan Mạch)
Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/nhin-ra-the-gioi/HYGGE-BI-QUYET-GIUP-NGUOI-DAN-MACH-HANH-PHUC-5198.html
No comments:
Post a Comment