Ngày chí (solstice) có hai lần trong một năm: Đông Chí (22/12) và Hạ Chí (21/6) được tính là giữa đông và giữa hè. Ngày phân (equinox) cũng có hai lần một năm: Xuân phân (20/3) và Thu phân (23/9).
Người cổ đại Hy Lạp đã biết đến các ngày chí và ngày phân, cùng với Trái đất hình cầu. Nhờ vậy họ có hình dung khá chính xác về các ngày này dựa trên chuyển động tương đối của Trái Đất và Mặt Trời.
Người Trung Hoa cổ đại cũng đã biết tới ngày chí, ngày phân trong 24 tiết trong nông lịch. Có điều, họ dùng âm lịch và không hề biết gì về chuyển động tương đối của Trái Đất và Mặt Trời cũng như dạng cầu của Trái Đất. Do vậy, cơ sở cho việc tính toán ngày của họ khá thần bí và theo những công thức rập khuôn, khó phản bác sửa đổi nên khó phát triển.
Nhiều dân tộc cổ đại cũng biết tới các ngày chí và ngày phân như Maya, Angkor. Các di tích ở Anh, Malta, Ireland cũng chứng tỏ họ biết các ngày này từ cổ đại.
Ai phát minh ra các ngày này? Chính xác hơn câu hỏi là: các ngày này được phát minh ra từ một chỗ rồi tỏa đi khắp thế giới hay được phát minh độc lập.
Nếu là phát minh độc lập thì việc nghiên cứu cơ chế lan tỏa tri thức về các ngày này rất đáng suy nghĩ. Nó sẽ trả lời hai vấn đề: 1) Trình độ hiểu biết của loài người thông minh khi ra khỏi châu Phi đến đâu? 2) Việc giao lưu của người cổ có thể không gò bó như ta tưởng. Sự gò bó có thể do ý thức hệ khi hình thành khái niệm dân tộc, quốc gia.
Theo giả thuyết một nguồn, thì tôi có cảm giác người Hy Lạp cổ gần nguồn phát minh hơn. Có khả năng ý tưởng này ra đời ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, rồi truyền tới Hy Lạp. Sau đó quay trở lại Trung Cận Đông và truyền sang Ấn Độ, phương Đông.
Tuy nhiên có lẽ các tri thức này ra đời không quá sớm. Thời cổ đại Âm Lịch dựa trên quan sát mặt trăng rất phổ biến ở Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại. Người Hy lạp và La Mã trước Ceasar cũng dùng Âm Lịch. Một năm cũng có 354 ngày như lịch Trung Quốc. Ceasar tiếp thu tư tưởng dùng lịch từ Ai Cập. Tuy nhiên, có vẻ như người Hy Lạp đã biết một năm có 365.25 ngày từ trước.
Có thể người TQ cũng học Âm lịch từ Lưỡng Hà, Ai Cập, nhưng không chịu cải tiến theo Dương Lịch của Ceasar do trì trệ về ý thức hệ và dân tộc chủ nghĩa. Thực ra, để tính thời tiết trong năm thì Dương Lịch thuận hơn, vì tuần hoàn thời tiết là do chuyển động tương đối với Mặt Trời đem lại. Vì vậy người TQ học tính các tiết theo lối máy móc, không chịu biết đến thậm chí phủ nhận nguyên lý.
Tôi chợt nhớ một chuyện một đc NCS ngày xưa. Rất ham học hỏi, cái gì cũng hỏi, nhưng không bao giờ hỏi nguyên lý. Bao giờ cũng hỏi tao định làm cái này thì lần lượt phải thao tác thế nào, bấm nút gì. Không bao giờ hỏi bấm mỗi nút có ý nghĩa gì. Chép dày đặc sổ tay và bấm nút theo đó. Có lẽ lập trình viên VN ngày nay đại khái cũng thế. Toàn học truyền tay mấy mẹo vặt, chẳng có sáng tạo gì, càng không cần biết thuật toán, cấu trúc dữ liệu và các design.
Té ra gánh nặng của quá khứ ảnh hưởng Tàu vẫn còn đè nặng cách suy nghĩ, nên chỉ kêu rên thôi. Thực ra cùng một công học đó, thay vì máy móc, chịu bỏ thời gian, "viển vông" một chút, có khi sẽ khá hơn. Hãy tập thói quen ngẩng đầu nhìn trời và suy nghĩ một chút.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Doan Hong Nghia: Tây nó làm robot để làm các việc thủ công thay người. VN học làm robot để đỡ phải suy nghĩ
ReplyDeleteQuốc Hà: E hay nhận được những "tác phẩm" rất thú vị của những "tay ngang", họ cẩn thận tự nghiên cứu bầu trời và rút ra nhiều kết luận, cái thì đúng với những điều khoa học hiện đại đã công nhận, cái thì phản bác lại. Ví dụ như có một bác ở Đà Nẵng đã chứng minh một cách công phu là Trái Đất ko quay quanh Mặt Trời, cũng như Mặt trăng ko quay quanh TĐ, chúng chỉ ôm nhau nhảy valse trong vũ trụ mà thôi. Bác đó xoay sở làm sao mà có cả nhận xét hay ho của giáo sư Ng. V. Hiệu trong đó. Rồi nhờ e xem có cách nào gửi sang Pháp để họ công nhận và thưởng Bắc Đẩu bội tinh cho bác! Chuyện đã lâu rồi và em chỉ là giảng viên quèn chả giúp gì được cho bác ấy.
ReplyDeleteĐiều đó cho thấy đất Việt cũng nhiều nhân tài kiểu Nam Hải dị nhân đấy chứ!
Nguyen Ai Viet: Bác Hiệu khen hay à?
DeleteQuốc Hà: Đại loại tán thành anh ạ
DeleteNguyen Ai Viet: Vô trách nhiệm thế
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Em có chút băn khoăn về Âm Dương lịch ở phương Đông. Tuy tháng Âm lịch lấy tròn chu kỳ Mặt Trăng nhưng cứ 3 năm Âm lịch có một năm nhuận (13 tháng) thì cũng không phải quá tệ. Tất nhiên việc tính toán nhiều thế kỷ không thể tốt bằng dựa trên ngày chí và ngày phân, nhưng ở đây phương Đông có lý do "thần bí" của thuyết Thiên Nhân hợp nhất. Chu kỳ 360=12x30 có xuất xứ toán học nhưng gắn với niềm tin rằng nó là cơ sở sinh thành sự sống và con người, vì thế làm lịch phải bám sát chu kỳ này dù chỉ ngắn hạn trăm năm đời người.
ReplyDeleteHiện nay, chúng ta đang tìm kiếm các exoplanet cũng dựa trên các tiêu chí cho quỹ đạo thiên thể đảm bảo môi trường vật lý và hóa học cho sự sống.
Nguyen Ai Viet: Âm lịch phương Đông về bản chất không khác các âm lịch ở Lưỡng Hà Ai Cập. Thần bí là vì không hiểu cơ sở tán nhăng cuội thôi Chu kỳ của sự sống trên Trái Đất là phụ thuộc vào Mặt Trời là chính. Mặt Trăng ảnh hưởng ít.
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Em thấy khó mà so sánh ảnh hưởng của Mặt Trời với Mặt Trăng. Theo giả thuyết về hình thành sự sống được thừa nhận rộng rãi thì chính thủy triều đã tạo ra cơ hội tiến hóa cho các hợp chất tiền sự sống tại các dải đất ven biển. Nếu không có thủy triều đều đặn đưa nước vào các đầm bãi thì các phân tử hữu cơ và các đơn bào đầu tiên khó mà sống sót dưới ánh mặt trời.
DeleteNguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Anh không nghĩ thế.
DeleteNguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Không có Mặt Trời không có sự sống. Không có mùa màng.
DeleteDo Xuan Phuong: Vâng, ý em là mỗi tác động vật lý đều có giá trị riêng, nói cách khác là sự cộng hợp không thể quy giản được. :D
DeleteNguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Ảnh hưởng của Mặt Trời vẫn là chủ đạo. Thực ra không có thủy triều tảo vẫn sinh ra trong nước biển bình thường. Vẫn có sự sống.
DeleteDo Xuan Phuong: Em không rõ có bằng chứng nào cho sự sống hinh thành trong lòng đại dương Trái Đất thời nguyên sơ không. Còn với các đầm bãi ven biển thì địa chất học có dấu vết của quá trình tiền sự sống từ ít nhất 2 tỷ năm trước.
DeleteNguyen Ai Viet: http://www.livescience.com/13363-7-theories-origin-life.html
Delete7 Theories on the Origin of Life
From lightning to space rocks, here are ideas for how the first life on Earth came to be.
LIVESCIENCE.COM
Do Xuan Phuong: Thuyết hình thành sự sống từ các mạch địa chất đáy biển em có nghe, nhưng có lẽ an toàn nhất là sự sống xuất hiện bởi cộng hợp nhiều điều kiện lý hóa. Cảm tính mà nói thì vùng ven biển có ưu thế về sự phong phú hóa học do pha trộn cả khoáng chẤt, không khí và nước, dẫn đến cơ hội chọn lựa cao hơn so với lòng biển và sâu trong lục địa.
DeleteNguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Nói chung có nhiều thuyết chưa rõ ràng. Trong 7 cái trên chẳng có cái nào nói đến Thủy Triều quyết định. Nhìn chung ý tưởng có thể cởi mở, nhưng dùng làm tín điều thì phải được kiểm nghiệm.
DeleteDo Xuan Phuong: Trang 7 origins không thuật lại chính xác ý tưởng hình thành sự sống được viết trong sách giáo khoa ạ. Anh Việt tham khảo bài này:
Deletehttp://abyss.uoregon.edu/~js/ast121/lectures/lec25.html
Primordial Life
The Earth's crust became stable about 3.9 billion years ago. Life appeared around 3.6 to 3.9 billion years ago, which is quite fast in astronomical terms. Microfossils found in ancient rocks from Australia and South Africa demonstrate that terrestrial life flourished by 3.5 billion years ago. Older…
ABYSS.UOREGON.EDU
Hong Son Pham: Em cũng đã thử tìm hiểu về nguồn gốc của những ngày chí và ngày phân này, cũng như hiện tượng di dân từ cái nôi ban đầu là châu Phi (thực ra em vẫn còn hoài nghi về cái nôi cội nguồn của loài người ở châu Phi - liệu có xác thực hay kg hay cũng chỉ là giả thuyết?).
ReplyDeleteVới cách đặt vấn đề của anh: các ngày này đc phát minh ra từ một chỗ rồi tỏa ra khắp TG hay đc phát minh độc lập?, em có suy nghĩ sau:
1. Việc phát minh ra những ngày này thực ra là kết quả của một quá trình lâu dài trong việc quan sát, so sánh và ghi nhận thành qui luật các hiện tượng tự nhiên như thời tiết, khí hậu, qui luật thời gian, các hiện tuợng tương tác theo những chu kỳ nhất định giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Quá trình đúc kết thành qui luật của các hiện tượng tự nhiên (trong đó có các ngày này) đòi hỏi thời gian dài (có khi rất nhiều thế hệ kế tục nhau), cần có sự ổn định lâu dài về vị trí địa lý trong quá trình quan sát vì ở các vị trí địa lý khác nhau thì hiện tượng và qui luật của tự nhiên cũng sẽ rất khác nhau. Từ suy luận này có thể kết luận là: việc ghi nhận (hay phát minh) ra những ngày này (và nhiều hiện tượng tự nhiên khác) là những phát minh ĐỘC LẬP của từng nhóm người khác nhau ở các vị trí địa lý khác nhau chứ không phải từ 1 nơi rồi lan tỏa ra khắp TG.
Hong Son Pham:
ReplyDelete2. Giả sử cái nôi thủy tổ loài người ở châu Phi (trung-đông Phi - khu vực xung quanh hồ Malawi, nơi tiếp giáp 3 nước Malawi-Mozambique-Tanzania) là có thật, thì theo qui luật sinh tồn tự nhiên loài người từ thủa ban đầu xuất phát từ Châu Phi luôn luôn tìm cách rời bỏ châu Phi đến các vùng đất khác có điều kiện sống thuận lợi hơn - theo kiểu đất lành chim đậu. Với việc di cư liên tục như vậy thì những người còn ở lại châu Phi thường chỉ là những kẻ yếu (di cư là một quá trình khốc liệt, chỉ những kẻ mạnh về cả thể lực và tinh thần mới vượt qua được). Những kẻ ở lại chỉ tiến hoá theo kiểu để thích nghi với Môi trường sống khắc nghiệt, do vậy họ trở nên đen, rất khỏe về thể lực và khả năng sinh sản, nhưng về trí tuệ thì hạn chế. Do vậy có thể hiểu được tại sao khu vực trung-đông của châu Phi là cái nôi thủy tổ của loài người nhưng cái nôi thủy tổ này chưa bao giờ là cái nôi văn minh của loài người!!!
Còn đối với những người di cư thành công, họ phải là những người khỏe về thể lực và mạnh mẽ về trí tuệ. Khi đến được các vùng đất tốt, thuận lợi hơn về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thiên nhiên ưu đãi (như Ai Cập, Hy Lạp, Ả Rập...gần trung-đông châu Phi nhất, sau tới các vùng xa hơn như Ấn Độ, TQ...) thì loài người đã đậu lại, phát triển ổn định và lâu dài. Chính từ cuộc sống ổn định lâu dài đó, loài người mới hình thành nên các nôi văn minh như Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, TQ... Và từ đó mới đúc kết các hiện tượng tự nhiên thành qui luật, mới phát minh ra lịch (cả âm và dương tuỳ theo từng vị trí địa lý, tùy theo thói quen và trình độ của từng dân tộc khác nhau), các ngày chí ngày phân, và rất nhiều các phát minh khác nữa.
Nguyen Ai Viet: Mỗi người đều có câu trả lời của riêng mình. Anh chỉ có vài ý như sau:
Delete1. "Châu Phi chưa bao giờ là cái nôi văn minh". Điều đó không đúng. Châu Phi là cái nôi đầu tiên và lớn nhất. Ai Cập, Ethiopia và Bắc Phi nói chung đem lại cho chúng ta hầu hết các kiến thức quan trọng: chữ số Ả Rập, số 0, Toán học, kiến trúc,...
2. Việc phát minh ngày chí ngày phân có vẻ như phải dựa trên việc hiểu nguyên lý: tại sao có mùa màng, tuần hoàn thời tiết. Anh không nghĩ là thuần túy kinh nghiệm có thể hiểu được một năm 365.25 ngày chứ không phải 355 ngày. Tuy ý này không trả lời trực tiếp được câu hỏi đầu tiên, nhưng có thể biết được anh học mót hay anh thực sự phát minh.
Hong Son Pham: Lúc chiều khi viết, em không nhớ ra địa danh của nơi đc coi là cái nôi thủy tổ đầu tiên của loài người (do các nhà khoa học Nga nghiên cứu phát triển) là ở khu vực hồ Malawi (giữa ba nước Malawi-Mozambique-Tanzania). Từ trước khi xuất hiện loài người, hồ Malawi rất lớn, sâu và nhiều nước, khi đó khu vực này động thưc vật rất phát triển. Loài người cũng hình thành từ nơi đây. Sau đó đã xảy ra những đợt hạn hán kéo dài hàng chục thiên niên kỷ. Từ đó bắt đầu các đợt di cư rời khỏi châu Phi (out of Africa) tới các vùng đất "lành" hơn, gần nhất là Bắc Phi (Ai Cập, Ethiopia), xa hơn là châu Á (À Rập, Ấn Độ, TQ), châu Âu (Hy Lạp, La Mã...). Tại các vùng đất lành này, với các điều kiện thuận lợi hơn, loài người đã định cư lâu dài và hình thành các nôi văn minh loài người.
DeleteNguyen Ai Viet: Hong Son Pham, Hình như bằng chứng về người cổ nhất lại tìm thấy ở Ethiopia. Hồi anh qua đó có đến xem.
DeleteHong Nhat Do: Một năm có 365,25 ngày thì tây , tàu đều biết rất tốt . Ở cung điện Thiên an mấn có 2 vật được coi là bảo bối là cái cân và cái đĩa đo ánh nắng mặt trời. Âm lịch dựa vào mặt trăng để xác định thời gian của một tháng là 30 ngày . Nếu không biết âm lịch thì người tây không thể có khái niệm tháng . Tây và Tàu chỉ hơi khác nhau về cách hiệu chỉnh để khớp năm đủ 365.25 ngày , về khoa học hai lịch hoàn toàn tương đương nhau. Bằng lịch ta các cụ cũng tính được vụ mùa, Khổng Tử dùng lịch cũng tính được ngày mưa, ngày bão. Có thể lịch dương thì tiện cho người vô học hơn thôi . Vậy nên qua lịch tây ta để nói tàu không thông minh bằng tây thì chắc là hơi bậy.
ReplyDeleteHong Son Pham: Chẳng biết anh Hồng Nhat Đo là ai, nhưng cách dùng từ "mạnh" của anh thì hoàn toàn khó nghe, không phải cách của người có học, nhất là khi tham gia bình luận trên diễn đàn mở như thế này.
DeleteĐề tài lịch âm lịch dương là một đề tài lớn. Tôi cũng đồng quan điểm với anh là cả hai lịch đều là kết quả của quá trình đúc kết từ thực tiễn cuộc sống của loài người ở các khu vực khác nhau, ở các nền văn minh khác nhau, có những thói quen và trình độ khác nhau. Vì vậy không thể phủ nhận hoàn toàn lịch âm, cổ suý hoàn toàn cho lịch dương. Tất nhiên trong quá trình giao thoa giữa các nền văn minh, giữa Đông và Tây, thì nhiều phát minh của Tây có tính ứng dụng và phổ biến cao hơn, do vậy rất nhiều phát minh từ Tây được du nhập và sử dụng rộng rãi ở các nước Đông phương, kể cả lịch dương.
Nguyen Ai Viet: Nhật là đàn em khá thân của anh, cách trình bày vấn đề như thế thôi. Có thể hơi lạ với Sơn, nhưng chắc không có ý xúc phạm anh. Vấn đề anh nêu không phải là lịch Dương, lịch Âm cái nào tốt hơn. (Hiển nhiên lịch Dương tốt hơn về vòng tuần hoàn, vì hiệu chỉnh ít nhất). Âm lịch cũng không phải do Tàu tìm ra. Lưỡng Hà, Ai Cập cổ đại đều dùng Âm lịch trước, sau đó tiến lên mới dùng Dương lịch. Châu Âu đầu tiên cũng dùng Âm lịch, đến thời Ceasar sang đáng Ai Cập, tình tứ với Cleopatra mới học được ý tưởng dùng Dương lịch. Nói Dương Lịch hơn Âm Lịch không liên quan gì đến Tàu dốt hơn Tây (vì Âm Lịch không chắc do Tàu phát minh). Vấn đề đặt ra là Tây nó không dùng Dương Lịch mà còn luôn cải cách không thỏa mãn với 365.25 mà còn tiến lên 365.2425, là vì phương Tây tiến tới thực tế và phát triển. Tàu dẫm chân tại chỗ. Vì sao? Vì trong lịch pháp của Tàu không có nguyên lý, cách tính lịch pháp là công thức nhồi sọ, thần bí dùng âm dương, ngũ hành tính nhăng cuội. Xem cách tính số PI của Tàu cũng sốt ruột "Quân ngũ, bình tam,...". Câu hỏi của anh đặt ra mang tính nghi vấn nếu nhận thức về lịch không dựa trên nguyên lý như thì liệu Tàu có thể phát minh ra các ngày phân ngày chí không ? Hay học mót. Anh chưa tưởng tượng, xác định ngày phân ngày chí theo mặt trăng thế nào? Thậm chí nếu như vậy, ngay cả Âm lịch cũng có thể học mót chứ quan niệm về Trái Đất vuông thì làm sao có thể tìm ra lịch pháp. Anh không biết Tàu biết một năm có 365.25 ngày vào lúc nào. Không dùng Dương lịch, không biết Trái Đất tròn và quay quanh Mặt Trời thì mệnh đề "một năm có 365.25 ngày" phải phát biểu thế nào? Anh tin rằng đến Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, đa số trí thức Tàu mới biết Trái đất tròn.
DeleteNguyen Ai Viet: Tính ngày mưa ngày bão của Tàu là bấm độn. Kết quả là láo, do mưa hay bão là chaos, đoán thế nào được. Nói cụ Khổng đoán được, chắc Nhật nghe nói linh tinh. Trong các món cụ đã rờ tới, cụ Khổng dốt nhất là Dịch. Cụ chẳng bao động tới lịch và đoán thời tiết. Cụ chỉ soạn Dịch để học thôi.
DeleteHong Nhat Do: Nếu đến thiên an mấn sẽ thấy cái máy đo ánh mặt trời . Nếu cộng với đồng hồ cát của tàu thì vài năm nghiên cứu ghi chép là tìm ra ngày xuân phân , thu phân , hạ chí , đông chí . Cái đó ko nhất thiết phải hiểu trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời.
DeleteỞ chỗ nào đó có viết nguyên nhân chữa lichh Grigory là do chúa phục sinh vào ngày xuân phân . Càng về sau , theo lịch Sesar ngày kỷ niệm chúa phục sinh càng rời xa ngày xuân phân , dẫn tới cải tổ lịch . Như vây ngày xuân phân ng tây biết từ lâu , trước công nguyên , chứ không chờ tới khi biết trái đất tròn và hệ Copernik
Nguyen Ai Viet: Mấy cái máy đó Tàu mua của Tây từ thế kỷ 17. Khi nào rảnh anh sẽ viết. Tây vào làm cho Tàu lịch Thời Hiến (âm lịch nay đang dùng)
ReplyDelete