Mấy bài vừa rồi, phân tích lịch pháp Trung Quốc có vẻ hạ thấp vai trò của Thiên Văn Trung Quốc. Thực ra Thiên Văn Trung Quốc cũng có những cái hay. Cũng như bọn phản động nó nói nhạc ta không hay như nhạc vàng là sai lầm hoàn toàn. Tất nhiên có cái dở, nhưng không nằm ở nhạc mà "chỉ" ở quan niệm về nhạc hơi chật hẹp.
Bài này muốn nói lên những thành tựu của Thiên văn Trung Quốc.
Bài này muốn nói lên những thành tựu của Thiên văn Trung Quốc.
THIÊN VĂN TRUNG QUỐC
Thiên văn nói chung đều liên quan tới Chiêm tinh, là niềm tin rằng các thiên thể, không gian xa xôi đều chứa đựng thông tin về thân phận số kiếp của mỗi người, mỗi sinh vật, quốc gia trên thế giới. Đó là động lực để Thiên văn phát triển thời cổ.
Khái niệm Thiên văn Trung Quốc khác với khái niệm Thiên văn phương Tây ở chỗ không thoát ra khỏi ảnh hưởng của Chiêm tinh. Cho đến bây giờ cũng vẫn có nhiều người tin như vậy. Tuy nhiên điểm kỳ lạ là Thiên văn Trung Quốc rất chú trọng quan sát, khác với các lý thuyết chém gió khác của phương Đông rất coi thường thực hành. Có lẽ vì thế mà Tần Thủy Hoàng không đốt sách Thiên Văn. Bản đồ sao của Trung Quốc được lập rất chi tiết, phân loại hệ thống hóa hết sức khoa học và ngày nay trở thành dữ liệu rất bổ ích cho việc nghiên cứu sự phát triển vận động của vũ trụ. Về mặt này, người Ả Rập, Lưỡng Hà, Hy Lạp đi sau một bước. Tuy nhiên, học giả Needham có phần quá đà, có lẽ vì bất ngờ và choáng váng khi suy diễn là Thiên Văn Trung Quốc có thể biết mọi chuyện nhiều hơn Ả Rập, Lưỡng Hà, Hy Lạp. Đó là hệ quả của việc thiếu hiểu biết về văn minh Á Đông, nghĩ rằng phương Đông lạc hậu về mọi sự và chỉ quan tâm đến những chuyện vô bổ. Đánh giá thấp rồi đánh giá cao quá đều là thể hiện của cùng một nhận thức. Thực ra Thiên văn Trung Quốc rẽ về hướng khác, dựa trên những giáo điều cứng nhắc và không thể phản bác hay kiểm chứng. Đó là cái yếu của Trung Quốc và có thể là cái may cho nhân loại. May nhất là chúng ra có bản đồ thiên văn Trung Quốc.
Tên các sao được tìm thấy trong các di vật được cho là từ thời nhà Thương (1339-1281 trước Công lịch). Xem thiên văn trở thành một môn học được đánh giá cao đối với các kẻ sĩ "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" từ thời Chiến Quốc, sau đó nở rộ vào thời Hán. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Chí của La Quán Trung cho thấy mưu sĩ các bên đều xem thiên văn để ra quyết sách. Điều đó cho thấy Thiên văn Trung Quốc là một môn học có ứng dụng thực hành gắn liền với quan sát.
Tuy nhiên, đây là một ví dụ rất tốt để chỉ ra rằng quan điểm ứng dụng, thực hành không luôn luôn là động lực phát triển lâu dài nếu không có một hệ thống khái niệm đúng. Đó cũng là một ích lợi về nhận thức ngoài ý muốn của Thiên văn Trung Quốc.
Thiên văn Trung Quốc tập trung vào việc thu thập dữ liệu quan sát về các hiện tượng vận động của các sao quan sát bằng mắt thường, tập trung chủ yếu vào các chòm đẩu tinh, và các chùm sao gần mặt phẳng Hoàng Đạo. Do không có một nhận thức chính xác về Trái Đất và chuyển động của nó, các nhà thiên văn Trung Quốc ghi nhận các chuyển động này bằng những gì mà họ thấy được. Sách vở tiếng Việt gọi là chuyển động biểu kiến (apprarent). Do thực tế Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, chúng ta có thể thấy Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất, theo một quỹ đạo tuần hoàn gọi là đường hoàng đạo (ecliptic). Phần mặt phẳng trong đường hoàng đạo, gọi là Hoàng Đạo, được chia làm 12 cung, mỗi cung 30 độ gọi là cung Hoàng Đạo. Chiêm tinh học phương Tây cũng có 12 cung từ Bạch Dương tới Song Ngư. Hoàng Đạo Trung Quốc cũng chia 12 từ cung Tý tới cung Hợi.
Nhìn từ Trung Quốc hay Hy Lạp, trên bầu trời sẽ có những chòm sao, chùm sao không bao giờ lặn mà xoay tròn bầu trời, gọi là các đẩu tinh Bắc, lập thành các chòm Đại Hùng, Tiểu Hùng,... Thiên văn Trung Quốc đặc biệt quan sát các đẩu tinh, ghi nhận các quy luật, và tìm cách liên hệ nó với các sự kiện trong đời sống. Thí dụ sao Thái Bạch đi vào địa phận của sao Khuê, hoặc có một sao chổi xẹt ngang địa phận của đẩu tinh sẽ ứng với người chết, bạo loạn, hoặc ngược lại tin mừng, thời cơ để hành động, tùy theo quan điểm giải thích.
Thiên văn Trung Quốc cũng quan tâm tới các quy luật liên quan sao Hôm, sao Mai, các sao xuất hiện khi Mặt Trời lặn hoặc mọc, vị trí tương đối của chúng với Mặt Trăng và cũng tìm ra các thông tin tương tự trong đời sống. Một đối tượng khác nữa của thiên văn Trung Quốc là các chòm hoàng đạo, các chòm sao quan sát được gần đường Hoàng Đạo Để tìm quy luật, các nhà quan sát thiên văn Trung Quốc đã lập ra các bản đồ sao rất lớn và tỷ mỉ, bằng phương pháp phân loại rất khoa học và công phu.
Thiên văn học Trung Quốc, không phải phát triển một mình. Từ thời Đông Hán (TK1-TK3) đã có rất nhiều nhà thiên văn Ấn Độ đến Trung Quốc và đóng vai trò dẫn dắt thiên văn Trung Quốc. Các nhà thiên văn lớn của Trung Quốc như Nhất Hạnh đều có thọ giáo họ. Chắc chắn họ đem theo các kiến thức thiên văn từ thời Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp vào Trung Quốc. Thời nhà Nguyên (TK13-TK14), các nhà thiên văn Hồi giáo cũng đến Trung Quốc và có nhiều ảnh hưởng mới, mang theo nhiều tri thức thiên văn ngả sang màu sắc chiêm tinh từ Trung Đông và Nam Âu.
Dưới ảnh hưởng của Chiêm Tinh, thiên văn Trung Quốc chia các sao thành sao khách, xuất hiện không thường xuyên và sao chủ, xuất hiện cố định. Chúng ta thường nghe các đoạn nói về thiên văn như "Sao khách phạm vào địa phận Thái Bạch, hay Bắc Đẩu" hay "Huỳnh hoặc xuất hiện ở phương Tây". Năm 1054 có một vụ nổ lớn sinh ra Crab Nebula (Sao xung Con cua) ký hiệu SN1054, được các nhà thiên văn Trung Quốc ghi nhận như một sao khách. Sự kiện này cũng được các nhà thiên văn Ả Rập ghi nhận, trong khi các nhà chiêm tinh Âu Châu không có ghi nhận nào.
Trong các chòm sao trong hệ thống phân loại chùm sao của Trung Quốc có Nhị thập bát tú (là 28 chòm sao chính, có hướng gần với mặt phẳng Hoàng Đạo). "Tú" là chòm sao, người Việt hay đơn giản hóa thành "ngôi sao" tiếng Trung Quốc phải là "tinh". Ví dụ Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông là 28 chòm sao, chứ không phải là 28 vì sao.
Các chòm sao này chia làm 4 vùng, được các nhà chiêm tinh "giao" cho 4 con vật linh thiêng cai quản là "Chu tước", "Bạch hổ", "Thanh long" và "Huyền vũ" cai quản. Chẳng hạn thuộc Thanh Long có 7 chòm sao là Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ,... Các độc giả thích đọc tiểu thuyết Tàu nên nắm được tên của từng chòm sao trong Nhị thập bát tú và biết được tính cách cũng như điển tích ứng với mỗi chòm sẽ hiểu được thêm nhiều điều thú vị khi liên tưởng đến ý nghĩa. Tôi sẽ bàn chi tiết vào một dịp khác nếu bạn đọc có hứng thú.
Hai tên tuổi nhà thiên văn Trung Quốc cụ thể (rất quan trọng, vì sử Trung Quốc đầy rẫy những nhân vật tưởng tượng) là Thạch Thân và Cam Đức thời Chiến Quốc (TK4 trước CN). Họ đã có hai tác phẩm Thạch Thân THiên Văn và Thiên Văn Tinh Chiếm với các danh mục sao do họ lập. Đáng tiếc là các tác phẩm này đều thất truyền. Các sách còn sót lại có nhắc đến các tác phẩm này, do đó chúng ta có cơ sở để đoán rằng các tác phẩm này còn tồn tại tới TK6 trước khi mất tăm tích hoàn toàn. Trước Cam và Thạch có Vu Hàm được cho là một trong ba nhà thiên văn cổ điển của Trung Quốc. Tuy vậy, xung quanh Vu Hàm có rất nhiều tranh cãi và tồn nghi.
Trương Hành ( 78-139) là nhà thiên văn nổi tiếng thời Hán đã để lại phân loại gồm hơm 2500 vì sao và hơn 100 chòm sao, thực sự là đóng góp lớn. Thời Tam Quốc có Trần Trác (220-280) , đã phân loại 283 chòm sao và 1464 vì sao. Thời Nguyên, có Quách Thủ Kính (1279-1368) đã lập một bảng phân loại mới có hàng ngàn vì sao. Đáng tiếc là tác phẩm này đã bị thủ tiêu. Sách Nghi Tượng khảo hành in năm 1757 có công bố 3083 vì sao.
Có lẽ các bản đồ sao mới là đóng góp đặc biệt và không thể thay thế của Thiên văn Trung Quốc. Rất khó xác định bản đồ sao sớm nhất có từ bao giờ vì chúng được vẽ trên bình gốm. Bản đồ sao sớm nhất được in là của Tô Tụng thời Tống (1020–1101) Tuy nhiên, trước đó có bản đồ sao Đôn Hoàng được tìm thấy trong di chỉ Đôn Hoàng thời Đường (TK8). Bản đồ này vẽ 1350 vì sao trên giấy, có thể coi là bản đồ sao cổ nhất. Các nhà thiên văn Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ cũng lập bản đồ sao, nhưng người ta không tìm thấy bản đồ nào chi tiết như bản đồ Đôn Hoàng.
Các nhà thiên văn Trung Quốc đã thống kê hơn 1600 nhật nguyệt thực từ 750 trước Công Nguyên. Thạch Thân (TK4 trước CN) đã thấy được nhật thực có liên quan đến Mặt Trăng. Kinh Phòng (78-37 trước CN) cho rằng Mặt Trăng sáng do phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Thẩm Quát ( 1031–1095) đời Tống nhận thức Mặt Trăng và Mặt Trời hình cầu (Trước đó người TQ đều nghĩ Mặt Trăng, Mặt Trời là hai cái đĩa dẹt) chuyển động trên các quỹ đạo cách nhau nên không va vào nhau, ông cũng giải thích rõ hơn quan điểm của Thạch Thân và Kinh Phòng.
Đánh giá chung, thiên văn Trung Quốc là một thành tựu lớn của loài người, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên do quá tập trung vào ứng dụng các kết quả này trong chiêm tinh, nên mặc dù về mặt dữ liệu rất đồ sộ, nhưng không có được một bức tranh hoàn hảo về thế giới. Điều đó chứng minh rằng, nếu không có hệ thống khái niệm lý thuyết đúng đắn làm cốt lõi cho hoạt động thực hành, sự phát triển sẽ không thể tạo ra sức mạnh lâu dài. Có lẽ đó cũng là đóng góp của Thiên văn Trung Quốc cho dù là ví dụ tiêu cực.
Thiên văn nói chung đều liên quan tới Chiêm tinh, là niềm tin rằng các thiên thể, không gian xa xôi đều chứa đựng thông tin về thân phận số kiếp của mỗi người, mỗi sinh vật, quốc gia trên thế giới. Đó là động lực để Thiên văn phát triển thời cổ.
Khái niệm Thiên văn Trung Quốc khác với khái niệm Thiên văn phương Tây ở chỗ không thoát ra khỏi ảnh hưởng của Chiêm tinh. Cho đến bây giờ cũng vẫn có nhiều người tin như vậy. Tuy nhiên điểm kỳ lạ là Thiên văn Trung Quốc rất chú trọng quan sát, khác với các lý thuyết chém gió khác của phương Đông rất coi thường thực hành. Có lẽ vì thế mà Tần Thủy Hoàng không đốt sách Thiên Văn. Bản đồ sao của Trung Quốc được lập rất chi tiết, phân loại hệ thống hóa hết sức khoa học và ngày nay trở thành dữ liệu rất bổ ích cho việc nghiên cứu sự phát triển vận động của vũ trụ. Về mặt này, người Ả Rập, Lưỡng Hà, Hy Lạp đi sau một bước. Tuy nhiên, học giả Needham có phần quá đà, có lẽ vì bất ngờ và choáng váng khi suy diễn là Thiên Văn Trung Quốc có thể biết mọi chuyện nhiều hơn Ả Rập, Lưỡng Hà, Hy Lạp. Đó là hệ quả của việc thiếu hiểu biết về văn minh Á Đông, nghĩ rằng phương Đông lạc hậu về mọi sự và chỉ quan tâm đến những chuyện vô bổ. Đánh giá thấp rồi đánh giá cao quá đều là thể hiện của cùng một nhận thức. Thực ra Thiên văn Trung Quốc rẽ về hướng khác, dựa trên những giáo điều cứng nhắc và không thể phản bác hay kiểm chứng. Đó là cái yếu của Trung Quốc và có thể là cái may cho nhân loại. May nhất là chúng ra có bản đồ thiên văn Trung Quốc.
Tên các sao được tìm thấy trong các di vật được cho là từ thời nhà Thương (1339-1281 trước Công lịch). Xem thiên văn trở thành một môn học được đánh giá cao đối với các kẻ sĩ "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" từ thời Chiến Quốc, sau đó nở rộ vào thời Hán. Trong tiểu thuyết Tam Quốc Chí của La Quán Trung cho thấy mưu sĩ các bên đều xem thiên văn để ra quyết sách. Điều đó cho thấy Thiên văn Trung Quốc là một môn học có ứng dụng thực hành gắn liền với quan sát.
Tuy nhiên, đây là một ví dụ rất tốt để chỉ ra rằng quan điểm ứng dụng, thực hành không luôn luôn là động lực phát triển lâu dài nếu không có một hệ thống khái niệm đúng. Đó cũng là một ích lợi về nhận thức ngoài ý muốn của Thiên văn Trung Quốc.
Thiên văn Trung Quốc tập trung vào việc thu thập dữ liệu quan sát về các hiện tượng vận động của các sao quan sát bằng mắt thường, tập trung chủ yếu vào các chòm đẩu tinh, và các chùm sao gần mặt phẳng Hoàng Đạo. Do không có một nhận thức chính xác về Trái Đất và chuyển động của nó, các nhà thiên văn Trung Quốc ghi nhận các chuyển động này bằng những gì mà họ thấy được. Sách vở tiếng Việt gọi là chuyển động biểu kiến (apprarent). Do thực tế Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, chúng ta có thể thấy Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất, theo một quỹ đạo tuần hoàn gọi là đường hoàng đạo (ecliptic). Phần mặt phẳng trong đường hoàng đạo, gọi là Hoàng Đạo, được chia làm 12 cung, mỗi cung 30 độ gọi là cung Hoàng Đạo. Chiêm tinh học phương Tây cũng có 12 cung từ Bạch Dương tới Song Ngư. Hoàng Đạo Trung Quốc cũng chia 12 từ cung Tý tới cung Hợi.
Nhìn từ Trung Quốc hay Hy Lạp, trên bầu trời sẽ có những chòm sao, chùm sao không bao giờ lặn mà xoay tròn bầu trời, gọi là các đẩu tinh Bắc, lập thành các chòm Đại Hùng, Tiểu Hùng,... Thiên văn Trung Quốc đặc biệt quan sát các đẩu tinh, ghi nhận các quy luật, và tìm cách liên hệ nó với các sự kiện trong đời sống. Thí dụ sao Thái Bạch đi vào địa phận của sao Khuê, hoặc có một sao chổi xẹt ngang địa phận của đẩu tinh sẽ ứng với người chết, bạo loạn, hoặc ngược lại tin mừng, thời cơ để hành động, tùy theo quan điểm giải thích.
Thiên văn Trung Quốc cũng quan tâm tới các quy luật liên quan sao Hôm, sao Mai, các sao xuất hiện khi Mặt Trời lặn hoặc mọc, vị trí tương đối của chúng với Mặt Trăng và cũng tìm ra các thông tin tương tự trong đời sống. Một đối tượng khác nữa của thiên văn Trung Quốc là các chòm hoàng đạo, các chòm sao quan sát được gần đường Hoàng Đạo Để tìm quy luật, các nhà quan sát thiên văn Trung Quốc đã lập ra các bản đồ sao rất lớn và tỷ mỉ, bằng phương pháp phân loại rất khoa học và công phu.
Thiên văn học Trung Quốc, không phải phát triển một mình. Từ thời Đông Hán (TK1-TK3) đã có rất nhiều nhà thiên văn Ấn Độ đến Trung Quốc và đóng vai trò dẫn dắt thiên văn Trung Quốc. Các nhà thiên văn lớn của Trung Quốc như Nhất Hạnh đều có thọ giáo họ. Chắc chắn họ đem theo các kiến thức thiên văn từ thời Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy Lạp vào Trung Quốc. Thời nhà Nguyên (TK13-TK14), các nhà thiên văn Hồi giáo cũng đến Trung Quốc và có nhiều ảnh hưởng mới, mang theo nhiều tri thức thiên văn ngả sang màu sắc chiêm tinh từ Trung Đông và Nam Âu.
Dưới ảnh hưởng của Chiêm Tinh, thiên văn Trung Quốc chia các sao thành sao khách, xuất hiện không thường xuyên và sao chủ, xuất hiện cố định. Chúng ta thường nghe các đoạn nói về thiên văn như "Sao khách phạm vào địa phận Thái Bạch, hay Bắc Đẩu" hay "Huỳnh hoặc xuất hiện ở phương Tây". Năm 1054 có một vụ nổ lớn sinh ra Crab Nebula (Sao xung Con cua) ký hiệu SN1054, được các nhà thiên văn Trung Quốc ghi nhận như một sao khách. Sự kiện này cũng được các nhà thiên văn Ả Rập ghi nhận, trong khi các nhà chiêm tinh Âu Châu không có ghi nhận nào.
Trong các chòm sao trong hệ thống phân loại chùm sao của Trung Quốc có Nhị thập bát tú (là 28 chòm sao chính, có hướng gần với mặt phẳng Hoàng Đạo). "Tú" là chòm sao, người Việt hay đơn giản hóa thành "ngôi sao" tiếng Trung Quốc phải là "tinh". Ví dụ Tao Đàn của vua Lê Thánh Tông là 28 chòm sao, chứ không phải là 28 vì sao.
Các chòm sao này chia làm 4 vùng, được các nhà chiêm tinh "giao" cho 4 con vật linh thiêng cai quản là "Chu tước", "Bạch hổ", "Thanh long" và "Huyền vũ" cai quản. Chẳng hạn thuộc Thanh Long có 7 chòm sao là Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ,... Các độc giả thích đọc tiểu thuyết Tàu nên nắm được tên của từng chòm sao trong Nhị thập bát tú và biết được tính cách cũng như điển tích ứng với mỗi chòm sẽ hiểu được thêm nhiều điều thú vị khi liên tưởng đến ý nghĩa. Tôi sẽ bàn chi tiết vào một dịp khác nếu bạn đọc có hứng thú.
Hai tên tuổi nhà thiên văn Trung Quốc cụ thể (rất quan trọng, vì sử Trung Quốc đầy rẫy những nhân vật tưởng tượng) là Thạch Thân và Cam Đức thời Chiến Quốc (TK4 trước CN). Họ đã có hai tác phẩm Thạch Thân THiên Văn và Thiên Văn Tinh Chiếm với các danh mục sao do họ lập. Đáng tiếc là các tác phẩm này đều thất truyền. Các sách còn sót lại có nhắc đến các tác phẩm này, do đó chúng ta có cơ sở để đoán rằng các tác phẩm này còn tồn tại tới TK6 trước khi mất tăm tích hoàn toàn. Trước Cam và Thạch có Vu Hàm được cho là một trong ba nhà thiên văn cổ điển của Trung Quốc. Tuy vậy, xung quanh Vu Hàm có rất nhiều tranh cãi và tồn nghi.
Trương Hành ( 78-139) là nhà thiên văn nổi tiếng thời Hán đã để lại phân loại gồm hơm 2500 vì sao và hơn 100 chòm sao, thực sự là đóng góp lớn. Thời Tam Quốc có Trần Trác (220-280) , đã phân loại 283 chòm sao và 1464 vì sao. Thời Nguyên, có Quách Thủ Kính (1279-1368) đã lập một bảng phân loại mới có hàng ngàn vì sao. Đáng tiếc là tác phẩm này đã bị thủ tiêu. Sách Nghi Tượng khảo hành in năm 1757 có công bố 3083 vì sao.
Có lẽ các bản đồ sao mới là đóng góp đặc biệt và không thể thay thế của Thiên văn Trung Quốc. Rất khó xác định bản đồ sao sớm nhất có từ bao giờ vì chúng được vẽ trên bình gốm. Bản đồ sao sớm nhất được in là của Tô Tụng thời Tống (1020–1101) Tuy nhiên, trước đó có bản đồ sao Đôn Hoàng được tìm thấy trong di chỉ Đôn Hoàng thời Đường (TK8). Bản đồ này vẽ 1350 vì sao trên giấy, có thể coi là bản đồ sao cổ nhất. Các nhà thiên văn Lưỡng Hà và Hy Lạp cổ cũng lập bản đồ sao, nhưng người ta không tìm thấy bản đồ nào chi tiết như bản đồ Đôn Hoàng.
Các nhà thiên văn Trung Quốc đã thống kê hơn 1600 nhật nguyệt thực từ 750 trước Công Nguyên. Thạch Thân (TK4 trước CN) đã thấy được nhật thực có liên quan đến Mặt Trăng. Kinh Phòng (78-37 trước CN) cho rằng Mặt Trăng sáng do phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Thẩm Quát ( 1031–1095) đời Tống nhận thức Mặt Trăng và Mặt Trời hình cầu (Trước đó người TQ đều nghĩ Mặt Trăng, Mặt Trời là hai cái đĩa dẹt) chuyển động trên các quỹ đạo cách nhau nên không va vào nhau, ông cũng giải thích rõ hơn quan điểm của Thạch Thân và Kinh Phòng.
Đánh giá chung, thiên văn Trung Quốc là một thành tựu lớn của loài người, rất đáng trân trọng. Tuy nhiên do quá tập trung vào ứng dụng các kết quả này trong chiêm tinh, nên mặc dù về mặt dữ liệu rất đồ sộ, nhưng không có được một bức tranh hoàn hảo về thế giới. Điều đó chứng minh rằng, nếu không có hệ thống khái niệm lý thuyết đúng đắn làm cốt lõi cho hoạt động thực hành, sự phát triển sẽ không thể tạo ra sức mạnh lâu dài. Có lẽ đó cũng là đóng góp của Thiên văn Trung Quốc cho dù là ví dụ tiêu cực.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Quốc Hà: Phục anh sát đất ạ
ReplyDeleteHong Nhat Do: Theo em TQ ko phát hiện ra trái đất hình cầu và quay quanh mặt trời vì kiến thức chiêm tinh của Tq quá đồ sộ , ít người dám nghĩ thay đổi hẳn quan niệm cơ bản là bầu trời quay quanh trái đất . Thứ hai là nước Tq tự coi mình là trung tâm thế giới (cũng giống như thiên chúa giáo coi trái đất là trung tâm vũ trụ ) . Khi đó sự vĩ đại của họ trong khu vực chính là lực cản không cho phép họ hiểu rằng trái đất là hình cầu ( không có nước ở giữa) , và trái đất quay quang mặt trời ( Tq không phải là tâm điểm của vũ trụ) . Nhiều khi trên đời những người vĩ đại quá tự tin hiểu biết của mình trở thành bảo thủ mà không tiến được chính là trường hợp của Tq
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Good points. Thực ra, kiến thức chiêm tinh và thiên văn của TQ cũng là đi học lỏm. Tại sao không chịu học TĐ hình cầu. Có lẽ do cách tư duy của TQ có vấn đề, có quá nhiều giáo điều.
DeleteDo Xuan Phuong: Em nghĩ Chiêm tinh học cổ đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây đều có một gốc rễ triết học mà từ Plato đã bàn luận "A Priori", còn Chu Công, Khổng Tử luận Dịch lý. Ngày nay, triết lý ấy vẫn được Immanuel Kant hay David Bohm nhắc lại, dù tên gọi có khác đi, "Pure Reason", "Implicate Order" ...vv. Theorists như anh Việt thì đã quá biết AdS/CFT correspondence nên khỏi nói nữa.
ReplyDeleteĐặt vấn đề như thế dẫn đến 2 lý thuyết thiên văn học hoàn toàn khác nhau từ nền tảng, đó là "Địa tâm" và "Nhật tâm". Giáo Hội Thiên chúa rõ ràng là kém cởi mở để công nhận Gallileo, Copernic, Bruno ...vv, còn chúng ta ngày nay liệu có khá hơn? :)
Thuyết Địa tâm và quan trắc biểu kiến thực sự tạo ra chiêm tinh học, nhưng nó không chỉ là Vật lý thiên thể mà liên hệ tới xã hội và nhân sinh. Thực tế này chỉ có thể giải thích bằng cơ sở của hệ thống tự tổ chức (self-organization), theo đó thì chu kỳ của tinh tú, thời tiết, nông vụ dù cực kỳ phức tạp song vẫn có thể ước lệ thành các pha thăng - giáng và trạng thái âm - dương. Cái ngu muội hay sự khó khăn của vận dụng Chiêm tinh là buộc các hiện tượng liên hệ với nhau theo một trật tự tùy ý, từ đó dẫn tới các loại "thánh thần" như thể bây giờ chúng ta chèn thêm dăm cái degree of freedom vào để giải phương trình.:D