Friday, March 31, 2017

Chuyện về Một lá thư tình

(Không rõ tác giả)
Tôi nhặt được một chiếc ví ở hè phố. Khi tôi mở ví với hy vọng tìm được manh mối nào đó về người làm rơi thì chỉ thấy 3 đôla và một bức thư nhàu nát. Phong bì đựng thư đã rách và thứ duy nhất còn đọc được là địa chỉ người gửi. Lá thư được viết năm 1944, tức là đã 60 năm về trước.
Bức thư được viết bằng nét chữ con gái, bắt đầu bằng:”Anh Michael thân yêu”. Đọc thư tôi biết cô gái rất đau khổ vì mẹ cô không cho cô gặp Michael nữa, nhưng cô vẫn rất yêu anh. Cô gái ký tên là Hannah.
Tôi gọi tổng đài thử tìm số điện thoại của địa chỉ trên bì thư. Cô tổng đài bảo tôi đọc địa chỉ, rồi nói:
– Có một số điện thoại ở địa chỉ đó, tôi sẽ gọi giúp anh xem họ có muốn liên lạc với anh không.
Tôi hồi hộp chờ cô nối máy. Một người phụ nữ trả lời máy. Tôi hỏi bà có biết ai tên Hannah không.
– Ôi – người phụ nữ ngạc nhiên – Chúng tôi mua lại ngôi nhà này của một gia đình, họ có con gái tên là Hannah… Nhưng đã 30 năm rồi…
– Chị có biết họ chuyển đi đâu không? – Tôi vội hỏi.
– Tôi chỉ nhớ là sau đó vài năm, cô Hannah phải đưa mẹ vào viện dưỡng lão…
Và người phụ nữ cho tôi tên viện dưỡng lão. Khi tôi gọi điện, một cô y tá nói rằng bà cụ đã mất, nhưng cô lại cho tôi số điện thoại của con gái bà cụ – Hannah. Một lần nữa, tôi gọi điện. Nghe điện là một phụ nữ, cô ấy nói rằng bà Hannah đã vào viện dưỡng lão rồi.
“Thật ngớ ngẩn” – Tôi nghĩ – “Tại sao mình lại phải mất thời gian tìm chủ nhân cho một cái ví chỉ có 3 đôla và lá thư viết cách đây 60 năm cơ chứ?” Nhưng cuối cùng tôi vẫn gọi điện đến viện dưỡng lão, và đàn ông nghe điện nói: “Đúng là ở đây có một bà cụ tên Hannah”.
Lúc đó là 7h tối. Tôi hỏi liệu tôi có thể đến gặp bà cụ được không.
– Cũng được. Có lẽ bà cụ đang ngồi ở phòng xem TV .
Tôi lập tức lái xe đến viện dưỡng lão và bắt đầu thấy tò mò. Một y sỹ dẫn tôi lên tầng 3 gặp bà Hannah. Đó là một bà cụ tóc bạc trắng và nụ cười hiền hậu.
Tôi kể cho bà cụ nghe về chiếc ví và đưa bức thư ra. Ngay khi nhìn thấy bức thư, bà lặng đi, rồi thở dài:
– Con trai, lá thư này là lần cuối cùng tôi liên hệ với Michael.
Bà cụ cắn môi, đôi mắt đỏ lên:
– Chúng tôi đã rất yêu thương nhau. Nhưng lúc đó tôi còn quá trẻ và mẹ tôi cấm tuyệt đối. Michael Goldstein là một người tuyệt vời. Tôi vẫn thường nhớ tới ông ấy. Tôi đã không kết hôn. Vì không ai làm cho tôi quên được Michael…
Tôi tạm biệt bà Hannah. Khi tôi ra đến cổng, người bảo vệ hỏi: – Đó có đúng là bà cụ mà cậu cần tìm không?
– Đúng, bây giờ tôi biết được cả họ tên của chủ nhân chiếc ví rồi! Tôi vừa nói vừa lấy cái ví cho người bảo vệ xem. Vừa nhìn thấy nó, người bảo vệ thốt lên:
– Ôi, ví của ông Goldstein! Chỉ mỗi ông ấy còn dùng cái ví cổ lỗ sĩ này thôi! Mà lúc nào cũng làm rơi! Tôi đã nhặt được hộ ông ấy đến 3 lần rồi đấy!
– Ông Goldstein là ai? – Tôi hỏi, tay bắt đầu run lên vì hồi hộp.
– Một ông cụ sống trên tầng 8. Tôi cam đoan ông ấy lại làm rơi ví khi đi dạo.
Tôi nhanh chóng quay lại và nhờ cô y tá đưa lên tầng 8.
Trong phòng đọc sách ở tầng 8, một ông cụ đang đọc sách. Cô y tá lại gần và hỏi có phải ông lại làm rơi ví không. Ông cụ sờ vào túi và thốt lên:
– Ôi, lại rơi mất thật rồi!
Tôi đưa cái ví cho ông Goldstein. Ông cụ thở phào:
– Đúng nó rồi! Tôi phải trả ơn cậu mới được!
– Không cần đâu ạ! Nhưng cháu xin lỗi là đã đọc bức thư trong đó… Cháu chỉ định tìm xem ai rơi ví thôi.
Nụ cười của ông lập tức biến mất:
– Cậu đọc thư của tôi?
– Nhưng nhờ thế mà cháu tìm được bà Hannah – Tôi vội “lấy công chuộc tội”.
Ông cụ mở to mắt:
– Hannah? Cậu gặp bà ở đâu? – Ông Goldstein nắm tay tôi – Tôi rất muốn gặp bà ấy.
Kể từ khi không được gặp bà ấy nữa, cuộc sống của tôi như đã kết thúc vậy. Tôi thậm chí đã không kết hôn…
Tôi đưa ông Goldstein xuống tầng 3 – nơi bà Hannah ở.
Phòng xem TV chỉ còn một cái đèn nhỏ. Bà Hannah đang ngồi một mình.
– Bà Hannah – Cô y tá nhẹ nhàng – Bà có biết ông ấy không?
Bà Hannah chỉnh lại kính, nhìn ông trong vài giây, im lặng.
– Hannah, – Ông Michael thì thầm – Michael đây mà!
Cả hai người như lặng đi. Và họ nắm tay nhau.
3 tuần sau, tôi nhận được thiệp mời dự đám cưới của ông Michael và bà Hannah.
Đó là một lễ cưới rất đẹp. Viện dưỡng lão dành cho họ một căn phòng riêng. Và nếu bạn muốn thấy một cô dâu 75 tuổi, một chú rể 79 tuổi mà vẫn yêu thương và chăm sóc nhau như “teenagers”, thì bạn rất nên gặp họ./.


Nguyễn Việt Anh/FB

18 comments:

  1. Hoang Giang: Họ, những người rách việc hoặc đã có những biểu hiện của bệnh đãng trí vì 60 năm trước làm cái gì mà không cưới đi, bây giờ mới cưới thì để mang nhau đi Văn điển à

    ReplyDelete
  2. Kim Hoa Nguyễn: ôi! chuyện này có thật k Bác? nếu có thật,quả là câu chuyện tuyệt vời nhất mà cháu đã may mắn được biết tới!

    ReplyDelete
  3. Nguyen Trong Binh: Cụ ông, cụ Bà này tuy khó khăn tiền vận nhưng hậu vận tốt và kết thúc có hậu vì:
    1 . Cả hai vẫn còn độc thân dù lớn tuổi nhưng vẫn còn đủ trí nhớ để nhận ra nhau .
    2 . Cả hai vẫn còn sống .
    3 . May mắn gặp được một ngưoi*`i tò mò đọc thư của cụ bà gửi cụ ông hàng chục năm trước . Và anh này có thì giơ đi tìm được cụ bà, lại thêm một cái may cuối cùng là tìm ra cụ ông ! :-)
    Truyện love story này kết thúc vui không buồn như phim Love story mấy thập niên trước .
    https://www.youtube.com/watch?v=OjbQY8_vk1M
    Kể ra tuyện này cũng Romantic như nhiều truyện tình trong tiểu thuyết trước đây, và chứng tỏ chăc chắn rằng dù cuộc đời là hữu hạn nhưng tình iu mãi mãi là vô hạn ........
    Bàn luận gia xi nê cuối tuần

    ReplyDelete
  4. Tran Hai Yen: Thảo nào ko thấy Cụ Hoang Giang đánh rơi ví vì có cụ Bà khác giữ mất roài

    ReplyDelete
  5. Hoang Giang: Nếu "Cụ Giang" có rơi ví thì trong ví còn cái đồng bạc nào đâu để thành chuyện

    ReplyDelete
  6. Hoang Giang: Khi mọi thứ còn có thể các cụ hãy hành động đi, còn sau 60 năm xin các Cụ lặng im cho yên tĩnh.

    ReplyDelete
  7. Tran Hai Yen: Tìm mãi vẫn chẳng thấy cái ví của Cụ Hoang Giang đánh rơi là sao

    ReplyDelete
  8. Hoang Giang: Yến ơi, Cụ ấy có bao nhiêu cho vào chai hết rồi, còn đồng nào đâu mà dùng ví, cụ ấy chỉ đánh rơi vỏ chai thôi.

    ReplyDelete
  9. Nguyễn Hồ Hoàn: Có hư cấu thêm ko Việt Anh ?

    ReplyDelete
  10. Dũng Đỗ: Nếu là câu chuyện thật thì đúng là cổ tích thời hiện đại, nhân văn quá

    ReplyDelete
  11. Ngoc Anh Peter: Câu chuyện cảm động nhưng sắp xếp quá nên mất hay... Kkk

    ReplyDelete
  12. Nguyen Trong Binh: Ðọc bài của bác Việt Anh làm tôi nhớ đến Bài Tình già cu/a Phan Khôi, xin chép lại để chia sẻ cùng các bác .

    Tình Già
    Tác giả: Phan KhôiHai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
    Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
    Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
    - Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
    Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
    Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
    Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
    - Hay! mới bạc làm sao chớ?
    Buông nhau làm sao cho nỡ!
    Thương được chừng nào hay chừng nấy,
    Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
    Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
    Mà tính việc thủy chung?
    Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
    Đôi cái đầu đều bạc.
    Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
    Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
    Con mắt còn có đuôi.

    (Phong Hóa, 24 janvier 1933)

    ReplyDelete
  13. Nguyen Viet Anh: Hay quá bác Nguyen Trong Binh Tình già của Phan Khôi.
    Khi than thở
    .... Buông nhau làm sao cho nỡ!
    Thương được chừng nào hay chừng nấy,.... Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng....
    Và rồi
    ...... Hai mươi bốn năm sau... Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.

    ReplyDelete
  14. Long Hoang: Dù câu chuyện được viết và thêu dệt đi chăng nữa vẫn đáng trân trọng.

    ReplyDelete
  15. Thi Phuong Vo: Rất đúng a long hoàng nhỉ

    ReplyDelete
  16. Lê Minh: V.A tim xem bo phim " Shadowlands " cua My. Hay lam !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Viet Anh: Lê Minh ơi, lâu quá không ngồi với nhau như hồi tôi đi M.v Ba Dinh, M.v Ha Tinh 06.... vô Nha Trang, Ba Ngòi hoặc ngay tại Nguyễn Huy Tự , Hà Nội mới đây. Dạo này tôi phải lo lắm việc quá. Ra đi! À, mai Đỗ Thái và tôi đi Đồ Sơn họp mặt Hội Seafarers.

      Delete