Wednesday, March 22, 2017

Bố Lạc

Ngày bé mình được dạy về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đánh cọp. Thích ông này. Nhất là xưng hiệu Vương bằng tiếng Việt. Bố Cái là cha mẹ tiếng Việt cổ. Thầy cô sách vở dạy thế. Tin thế. Rồi chim Lạc, đoạn này hơi nghi nghi vì làm sao biết mấy con chim đuôi dài trên trống đồng ngày xưa họ gọi thế nào. Sách vở nào nói, làm gì có máy ghi âm. Nhưng thấy sách có nói Lạc hầu, Lạc tướng, ruộng Lạc, không thấy nói Lạc nghĩa là gì chỉ biết ta chính là con Lạc cháu Hùng.
Đọc sự tích người Tráng mới thấy Bố và Lạc đều là chữ của người Tráng. Hơn thế nữa, nó còn có sách vở chữ nghĩa để lại chứ không phải chép nhờ sách Tàu, những thứ Thái Bình Hoàn Vũ ký hay Thủy Kinh Chú gì đó.
Pho Kinh của người Tráng còn lại là Bố Lạc Đà. Bố là nhân vật được trọng vọng nhất cao nhất trong bộ tộc. Lạc là cái gì cũng hiểu biết thông thạo minh triết. Đà là đỉnh cao (nghi sông Đà cũng lấy đó mà ra).
Cảm giác gần giống như đến Tây Hồ, nghe chuyện cáo trắng, rồi lại thấy trâu vàng, lại có chuyện nhà đẻ 9 đứa con.
Bố Lạc Đà là một pho kinh của đạo Mo (còn gọi là Ma giáo) của người Tráng, có cả phần sáng thế, sinh ra loài người, vần điệu khá hay có ảnh hưởng tới thơ ca nước Sở để sinh ra Khuất Nguyên.
Người Tráng cũng có trống đồng và truyền thuyết sinh trăm trứng. Anh hùng dân tộc của Tráng là Nông Trí Cao lập nước Đại Lịch Bắc chống Tống, Nam cự Đại Việt. Sau thua tướng Địch Thanh, chạy vào Đại Lý rồi mất ở đó.
Rất tò mò xem đạo Mo có những gì. Nếu cũng lại có Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, bà chúa Sơn Trang, thì đúng là người Việt có một giao lưu văn hóa với người Tráng rất mạnh.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

16 comments:

  1. Le Chi Hieu: Dân số Tráng ước tính khoảng 18 triệu người, xếp thứ hai sau người Hán. 94 % dân số Tráng sống tại tỉnh Quảng Tây, tập trung ở phía tây và tây nam tỉnh. Theo cục thống kê Quảng Tây (2006) 61,5% dân số toàn tỉnh là người Hán, người Tráng chiếm 32,6%, 6% còn lại là các sắc tộc thiểu số khác. Người Tráng hiện nay là dân tộc thiểu số lớn nhất Trung Quốc.

    ReplyDelete
  2. Le Chi Hieu: Có nhân vật Nùng Trí Cao của người Tráng rất đáng tự hào :P

    Nùng Trí Cao là người Tráng ở châu Quảng Nguyên (ngày nay là tỉnh Cao Bằng), và là con của thủ lĩnh địa phương Nùng Tồn Phúc và bà A Nùng. Năm 1038, Nùng Tồn Phúc nổi dậy ở phía bắc nước Đại Việt, tự xưng là Chiêu Thành hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh quốc rồi đem quân đi đánh phá các nơi.

    Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng mẹ là A Nùng tập hợp lực lượng trở về lấy châu Thảng Do (gần châu Quảng Nguyên) lập ra một nước gọi là nước Đại Lịch (大曆). Lý Thái Tông sai tướng lên đánh, bắt được đem về Thăng Long. Nhưng vua nghĩ trước đã giết cha và anh, nay thương tình không giết, tha cho về và lại phong cho làm Quảng Nguyên mục. Sau đó Nùng Trí Cao vào triều yết kiến, được vua Thái Tông gia phong cho tước Thái bảo.

    Năm 1048, Trí Cao lại nổi dậy, chiếm giữ động Vật Ác (phía tây Cao Bằng). Lý Thái Tông sai Quách Thịnh Dật đi đánh, Trí Cao lại đầu hàng. Tuy nhiên, theo giai thoại của người Tày - Thái địa phương, khi quân Lý tới nơi, ông nói với Quách Thịnh Dật đừng tiến quân, ông sẽ không gây hấn với nhà Lý nữa mà sẽ tiến sang phương Bắc.

    Năm 1052, Nùng Trí Cao lại nổi dậy lần nữa, tự xưng là Nhân Huệ hoàng đế (仁惠皇帝), đặt quốc hiệu là Đại Nam. Để tăng thêm thanh thế, ông xin phụ thuộc vào Trung Quốc, hoàng đế Nhân Tông nhà Tống không cho. Trí Cao bèn đem quân sang đánh Trung Quốc. Được sự hậu thuẫn của các thủ lĩnh người Thái - Tày ở Quảng Tây là Nùng Trí Trung, Nùng Kiến Hậu, thanh thế Trí Cao càng thêm lớn mạnh. Ông đánh lấy Ung châu, rồi sau đó chiếm cả thảy được 8 châu ở đất Quảng Đông và Quảng Tây, bao gồm: Hoành châu, Quý châu, Cung châu, Tầm châu, Đằng châu, Ngô châu, Khang châu, Đoan châu.

    Nhà Tống lo sợ. Lý Thái Tông dâng biểu sang Trung Quốc xin mang quân phối hợp đánh Nùng Trí Cao. Khi quân Đại Cồ Việt sắp vào biên giới, tướng nhà Tống là Địch Thanh can Tống Nhân Tông rằng: "Có một Nùng Trí Cao mà đất Lưỡng Quảng không khống chế được, lại phải nhờ quân ngoại quốc vào đánh giúp. Nếu có ai nhân đó mà nổi loạn, thì làm thế nào?" Vua Tống nghe lời bèn sai các tướng Dư Tĩnh và Tôn Miện đi đánh Nùng Trí Cao và sai sứ nói với Lý Thái Tông rằng không cần quân Lý giúp. Dư Tĩnh đánh mãi không được, nhà Tống lấy làm lo.

    ReplyDelete
  3. Quang Harmony Nguyen Nhat: Thế Tráng với Choang có phải là một không anh Ái Việt ơi?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Le Chi Hieu: Người Tráng hay người Choang (Chữ Tráng Chuẩn: Bouxcuengh, /pou˦˨ ɕueŋ˧/; Chữ Nôm Tráng: 佈壯 bính âm: Bùzhuàng; Chữ Hán giản thể: 壮族, phồn thể: 壯族, bính âm: Zhuàngzú; Chữ Thái: ผู้จ้วง, Phu Chuang) là một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc. Ngoài ra một số sống ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quý Châu và Hồ Nam.

      Tại Việt Nam, người dân Choang được xác định trong lịch sử là người Nùng, và gần đây hơn như sắc dân hỗn hợp Tầy-Nùng, là nhóm đông nhất trong 36 dân tộc ít người của Việt Nam.

      Delete
    2. Le Chi Hieu: Người Tráng hay người Choang (Chữ Tráng Chuẩn: Bouxcuengh, /pou˦˨ ɕueŋ˧/; Chữ Nôm Tráng: 佈壯 bính âm: Bùzhuàng; Chữ Hán giản thể: 壮族, phồn thể: 壯族, bính âm: Zhuàngzú; Chữ Thái: ผู้จ้วง, Phu Chuang) là một nhóm dân tộc sống chủ yếu ở khu tự trị Quảng Tây phía nam Trung Quốc. Ngoài ra một số sống ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quý Châu và Hồ Nam.

      Tại Việt Nam, người dân Choang được xác định trong lịch sử là người Nùng, và gần đây hơn như sắc dân hỗn hợp Tầy-Nùng, là nhóm đông nhất trong 36 dân tộc ít người của Việt Nam.

      Tổ tiên người Choang đã cư ngụ trong vùng ít nhất là từ lúc ban sơ của Thời Đồ Đá Mới. Nhiều học giả tin tưởng rằng họ đã di chuyển về miền nam sớm hơn nữa, bị đẩy lùi bởi các nền văn hóa Hoa Hán bành trướng của vùng Trung Nguyên (Central Plain). Nhưng các cung cách chôn cất trong các ngôi mộ Thời Đồ Đá Mới cũng khiến ta nghĩ rằng người Choang có gốc rễ phương nam và có các mối liên hệ với các nền văn hóa Hòa Bình (9,000 đến 5,600 năm trước Dương Lịch) và Bắc Sơn (8,300-5,900 năm trước Dương Lịch) của Việt Nam. Trong bàu không khí chính trị hiện nay khả tính này khơi dậy nhiều khó khăn cho các học giả Trung Hoa và hiếm khi được thảo luận.

      Câu hỏi về lý lịch người Choang là một vấn đề phức tạp, bởi nó được gắn liền một cách quá mật thiết với quy chế hiện thời của họ như các dân tộc ít người tại Trung Hoa và Việt Nam. Chữ Choang (có kèm Hán tự của từ Zhuang) là một từ có từ thời cổ, nhưng được dùng để chỉ tất cả sắc dân ngày nay được xác định là người Choang mới từ năm 1965. Các nhà chép sử biên niên người Hán đã sử dụng nhiều danh từ khác nhau để chỉ tổ tiên người Choang. Có nhiều nhóm dân liên hệ ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam, ở Việt Nam và ở cả Thái Lan.

      Câu hỏi về nguồn gốc dân Choang hãy còn để ngỏ. Khu vực họ cư ngụ ngày nay có một số địa điểm [khảo cổ] thời đồ đá cũ (Palaeolithic), nhưng sợi dây liên hệ giữa những di tích hóa thạch với sắc dân Choang ngày nay, khi được nêu ra, bị phần lớn các khoa học gia Trung Hoa xem là chưa được chứng minh. Hai địa điểm được phân tích kỹ càng hơn trong các địa điểm này là Bai-lian Dong gần Liu-zhou [Lưu Châu?, chú của người dịch] và Zhen-pi Yan gần Quế Lâm (Guilin). Bai-lian Dong vẫn có người cư trú liên tục từ cuối thời đồ đá cũ cho mãi đến lúc ban đầu của thời đồ đá mới (Neolithic), cung cấp các cứ liệu Carbon 14 có niên đại từ khoảng 30,000 đến 7,500 năm trước thời Đồ Đá Cũ (B.P)(6). Khu Zhen-pi Yan cung cấp cứ liệu Carbon 14 có nhật kỳ khoảng năm 10,000 (B.P.) trước Thời Đồ Đá Cũ. Hơn 400 ngôi mộ Thời Đồ Đá Mới được nói là của người Choang đã được tìm thấy trong khu vực. Các cứ liệu Carbon 14 được chứng nhận có niên đại từ 10,735 +/- 200 năm đến 8,950 +/-130 năm từ Thời Đồ Đá Cũ. Các cách thức chôn cất tại các ngôi mộ này, theo đó thi thể được chôn cất trong tư thế ngồi với tay chân gấp lại, vốn rất hiếm được tìm thấy ở Trung Hoa (trừ miền Hắc Long Giang), nhưng khá thông thường tại Việt Nam.

      http://www.sugia.vn/.../nguoi_choang_cac_dan_toc_it_nguoi...
      Người Choang, các dân tộc ít người vùng biên giới Việt – Hoa trong triều đại nhà…
      SUGIA.VN

      Delete
  4. Nguyen Ai Viet: Sở dĩ mình quan tâm đến người Tráng là vì rất nhiều cái ta cho là của người Việt vốn là của Tráng Như vậy lịch sử người Việt là "mượn" của người Tráng?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Đức Thiện: Liệu có phải người Tráng "mượn" lịch sử của người Việt nhưng họ có sự sao chép và lưu trữ công phu chứ không "truyền khẩu" như người Việt.
      Cũng không nên quá tin vào sách phải không ạ?

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Không có bằng chứng về việc người Tráng mượn sử của người Việt. Quan trọng nhất là họ có chữ và lập quốc rất sớm.

      Delete
  5. Do Xuan Phuong: Câu hỏi trên của anh Việt phải để bạn nào là ... con lai trả lời! :D

    Hoặc cũng có thể cười xòa 'tiên vô thủy, hậu vô chung, vô đắc vô sở đắc cố Không tướng thị Niết bàn'.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Con bạn Thiện chính là con lai Việt-Tráng đấy :-)

      Delete
  6. Doan Hong Nghia: Ây già, thế mà ông Nông lên làm vua muộn quá!

    ReplyDelete
  7. Phan Ha Huu Nguyen: Về VN mở Trung tâm luyện thi đi anh!

    ReplyDelete
  8. Anh Cao: Chúc mừng Catherine, chúc mừng thầy Nghĩa!

    ReplyDelete