De ez a föld a végzetem.”
Ông bạn Ái Việt của tôi từng viết: "Saint-Exupéry đã có quan điểm tâm hồn của chúng ta đều trong sáng, đủ thông thái để có thể rung động, để trở nên giàu có khi còn thơ bé. Hành trình đi tìm mình cuối cùng sẽ dẫn chúng ta trở về tuổi thơ, làm lại chính mình ... nếu như chúng ta đủ dũng cảm làm điều đó."
Vì thế mà muốn có được 1 tâm hồn trẻ mãi không già một cách "đúng nghĩa, đúng bản năng" là "cố gắng sống chân thành, trân trọng mỗi rung động của mình" dù tuổi thơ đã trôi qua rất lâu có vẻ là câu chuyện không đơn giản chút nào.
Vì thế mà muốn có được 1 tâm hồn trẻ mãi không già một cách "đúng nghĩa, đúng bản năng" là "cố gắng sống chân thành, trân trọng mỗi rung động của mình" dù tuổi thơ đã trôi qua rất lâu có vẻ là câu chuyện không đơn giản chút nào.
Chỉ cần sống theo cách đơn giản nhất có thể được, không cần phải làm mọi chuyện rối tinh lên với 1 mớ suy diễn/suy luận đủ kiểu, cứ "để gió cuốn đi" tất cả.
Tại sao chúng ta không thể thật đơn giản để có thể bình yên?
Có phải vì chúng ta đã thay đổi quá nhiều, quá "lố", biến những gì "không thể" thành "có thể", kể cả việc khiến những điều bình thường/đơn giản trở nên thấp kém so với những điều tầm thường/"ngoại lệ".
Có phải vì chúng ta đã thay đổi quá nhiều, quá "lố", biến những gì "không thể" thành "có thể", kể cả việc khiến những điều bình thường/đơn giản trở nên thấp kém so với những điều tầm thường/"ngoại lệ".
Con người ngày xưa sống thanh thản hơn chúng ta có thể vì họ thật sự ca ngợi những gì tốt đẹp. Còn bây giờ, trong sự ca ngợi có bao nhiêu sự thật, bao nhiêu điều huyễn hoặc/ thêu dệt... do ý thức, do muốn thần thánh hóa/lý tưởng hóa?
Con người sinh ra để làm gì? Để sống trong hạnh phúc hay trong đau khổ? Tại sao chúng ta cứ phải dằn vặt/trăn trở triền miên từ kiếp này sang kiếp khác, cuộc sống đầy suy tư và ảo vọng?
Mỗi ngày trôi qua là để có những niềm vui, trở về với những gì thuộc về bản chất sơ khai (primitív)/tự nhiên vốn có mà Tạo Hóa ban tặng hay cứ mãi biến đổi/gán đủ thứ cho nó ngày càng khác đi và cho rằng đó mới là tiến hóa. Những gì chúng ta đang chứng kiến, cả những gì là kỳ tích (và cả những gì chỉ đáng là phế tích), có nguyên nhân từ đâu? Nhân danh ai? Vì cái gì?
Cuối cùng, chúng ta chọn sống với những gì cao siêu khó với hay những gì bình thường, đơn giản, những niềm vui nhỏ hàng ngày hay những điều to tát/lớn lao không bao giờ có?
Có thể nói tiến hóa, phát triển, hoàn thiện hoặc là gì đi nữa thì con người cũng phải biết chế ngự tất cả, nhưng không phải bằng lòng dạ lang sói mà phải với tấm lòng trong sáng của trẻ thơ.
ReplyDeleteNếu không phải như thế thì không có gì ngạc nhiên nếu trước đây ta ăn cá gỗ còn bây giờ thì nuốt mãi chẳng trôi cái bánh vẽ to đùng.
Tôi đọc không nhiều sách, nhưng tôi thích đọc sách. Trong số sách tôi đọc có 1 cuốn sách nhỏ về 1 con người bé nhỏ, đó là cuốn Hoàng Tử Bé (Kis Herceg/Le Petit Prince/The Little Prince) của Saint-Exupéry.
ReplyDeleteHoàng Tử Bé: “Những người lớn chẳng bao giờ tự mình hiểu được cái gì cả, và trẻ con thật là mệt nhọc khi cứ phải giải thích đi giải thích lại mãi họ mới hiểu.” (A nagyok semmit sem értenek meg maguktól, a gyerekek pedig belefáradnak, hogy örökös-örökké magyarázgassanak nekik.)
Hoàng Tử Bé: người lớn rất ưa con số. Nếu ta nói chuyện với họ về một người bạn mới của mình, họ chẳng bao giờ hỏi đến điều cốt yếu. Họ chẳng bao giờ hỏi: "Giọng nói của anh ấy thế nào?" "Anh ấy thích trò chơi gì?" "Anh ấy có sưu tập bươm bướm không?" Thay cho những điều này họ lại muốn biết: "Bao nhiêu tuổi?" "Có bao nhiêu anh em?" "Nặng bao nhiêu kí lô?" "Thu nhập của bố anh ta là bao nhiêu?" Và chỉ sau đó, họ mới tự cho rằng đã biết người đó. Nếu chúng ta nói với người lớn: "Tôi đã thấy một ngôi nhà đẹp, được xây bằng gạch màu hồng, hoa phong lữ thảo trên khung cửa sổ, và bồ câu trên mái nhà..." - họ sẽ không thể nào hình dung được căn nhà. Phải nói với họ: "Tôi đã thấy một căn nhà trị giá một trăm nghìn phơ răng." Khi đó họ sẽ thốt lên: "Ôi, đẹp làm sao!" (a fölnőttek ugyanis szeretik a számokat. Ha egy új barátunkról beszélünk nekik, sosem a lényeges dolgok felől kérdezősködnek. Sosem azt kérdezik: „Milyen a hangja?” "Mik a kedves játékai?” „Szokott-e lepkét gyűjteni?” Ehelyett azt tudakolják: "Hány éves?” "Hány testvére van?” "Hány kiló?” "Mennyi jövedelme van a papájának?” És csak ezek után vélik úgy, hogy ismerik. Ha azt mondjuk a fölnőtteknek: "Láttam egy szép házat, rózsaszínű téglából épült, ablakában muskátli, tetején galambok...” - sehogy sem fogják tudni elképzelni ezt a házat. Azt kell mondani nekik: "Láttam egy százezer frankot érő házat.” Erre aztán fölkiáltanak: "Ó, milyen szép!”)
ReplyDeleteNếu làm được những kỳ tích/di sản đồ sộ mà giá trị vượt mọi thời gian và không gian, công sức ấy không chỉ thuộc về 1 cá nhân mà phải thuộc về 1 thời kỳ văn minh rực rỡ. Nếu đó là 1 bức tranh, 1 giọng ca hay danh hiệu của 1 danh thủ trên sân cỏ... thì những gì là cao siêu đã vượt khỏi mọi giới hạn vì giá trị của những điều này thuộc về những người xuất chúng, chắc chắn, họ cũng phải rất đam mê và mất nhiều thời gian công sức mới có được. Tôi không kỳ vọng mỗi chúng ta đều là vĩ nhân, dù mỗi chúng ta đều là những kỳ quan khác nhau (nếu đủ tự tin để khám phá chính mình).
ReplyDeleteCuối cùng thì chữ vẫn là chữ, lời vẫn là lời, chỉ là vô tri vô thức, chẳng nghĩa lý gì trong cuộc đời. Tôi đồng cảm với bạn mình khi đọc những dòng suy tư của bạn. Vì đúng là phải dũng cảm để trở lại với bản ngã trên con đường ngày càng có quá nhiều người chạy ngược/ "vượt đèn đỏ", càng đến gần với con người thật của mình, ta càng cảm thấy cô đơn/lạc lõng, không phải chỉ 1 kiếp người/trăm năm cô đơn, biết đâu còn đằng đẵng hàng nghìn năm ...muôn kiếp cho đến ngày phán xử cuối cùng...
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: “Every day may not be good, but there is something good in every day.”
ReplyDelete--- now I am going to have my rest for the new day.
Dưới đây là 5 điều xấu rất nhiều người (lớn) mắc phải:
ReplyDeleteĐiều xấu thứ nhất: “Hại người lợi mình”: Người hại người khác để làm lợi cho mình thì đó là một người xấu, người này sẽ không gặp được may mắn.
Điều xấu thứ hai: “Khinh già trọng trẻ là gia đình xấu”. Người già bỏ mặc không chăm, không quan tâm, không phụng dưỡng mà đem tất cả tình yêu thương đặt lên trẻ nhỏ. Gia đình nào như vậy thì sẽ không gặp may mắn rồi.
Điều xấu thứ 3: “Thích nổi danh nhưng bất tài là đất nước suy.” Người thích nổi danh sẽ thích những kẻ xu nịnh và bài xích những người hiền đức, đây là cái họa của quốc gia.
Điều xấu thứ 4: “Già không dạy bảo, trẻ thời không học, đó cũng là tập tục xấu ở đời.” Người già không muốn dạy bảo người trẻ, người trẻ tuổi thì mang tâm ngạo mạn không muốn học hỏi kinh nghiệm, đây là thói quen không tốt.
Điều xấu thứ 5: “Thánh nhân không quản, người xấu tự ý làm loạn, đây cũng là điều xấu đối với thiên hạ.” Bậc thánh hiền là những người có trí tuệ và đức hạnh, họ đều đi ẩn cư hết.
Cổ nhân xưa có câu: '“Người có phúc sẽ ở đất lành, đất lành ở nơi người phúc đức.” Ý nói người sống có đức thì dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa vẫn có quý nhân phù trợ, làm gì cũng thuận. Người xưa thường đề cao phong thủy, cho rằng may mắn giàu sang hay không là do phong thủy, nhưng kỳ thực phong thủy cũng là một phần. Muốn phúc lành thì đừng nhìn vào phong thủy mà trước tiên nên nhìn vào đức hạnh của con người.
(từ Tin tức Gác 8)
Hoàng Quôc Thành
ReplyDeleteNiềm vui nho nhỏ cứ có hoài đi , hạnh phúc lớn lao dành cho các vĩ nhân . Tôi thích và mong những hạnh phúc bình dị , hợp với tầm của mình thôi .
Hoàng Quôc Thành, ko thể cứ sống bình yên với các vị lý luận suông, vừa bịp vừa vẽ những cảnh tượng vô cùng hoành tráng. Dù khoác lên người đủ thứ cao đẹp, thực chất chỉ là những kẻ nói 1 đằng làm 1 nẻo, phá nước hại dân, tuyên truyền lừa mị... để làm những điều sai trái.
DeleteThai Do
DeleteNguyễn Cao Bình, ông Bình nói giống một ông Tổng thống nào đó nổi tiếng trước năm 1975, có ý là: Hãy xem c. nó làm hơn nghe c.nó nói. Ông QT nên vui vói những cái to lớn và vĩ đại vì chỉ nói cho vui thôi mà....k,k,k.
Hoàng Quôc Thành
DeleteThai Do, Đại ca cứ dìm hàng đàn em hoài . Thực sự đàn em sợ chính trị từ nhỏ lận . Nếu thích đã theo nghiệp ông già làm nhân viên sứ quán . Sợ tới giờ luôn . Làm dân khoẻ cái đầu vô cùng , chấp nhận kiếp dân đen .
Hoàng Quôc Thành, thật ra, hồi đó tin đảng và Bác mình sẽ quét sạch chủ nghĩa cá nhân nên ko tham gia chính trị. Cứ để các vị đứng đầu lo.
DeleteCứ nghĩ rồi ai cũng như Paven, anh hùng lẫm liệt như Nguyễn Văn Trỗi cả...
Ai biết cuối cùng nó bét nhè thế này?
Thai Do, hồi 1975, dù ko phải đảng viên, nhưng vào SG học chính trị cãi nhau hăng lắm. Cái câu của Thiệu mà nghe đứa nào nói là coi như phản động, dù em chẳng ưa gì bọn cơ hội, sáo rỗng bề ngoài ăn theo cm chứ chẳng có lý tưởng gì... (bọn 30/4).
DeleteVì ko phải là đảng viên, từ 1978, em chẳng cần sống chết cũng phải giữ cái sinh mạng chính trị, phải đứng trong hàng ngũ của đảng (phe ta), nhưng ko thích ai bỏ đội ngũ, phản bội chạy sang bên kia mà thích những người phản biện, ly khai hơn.
Nhưng đấy là tưởng cái CNXH mà mình thấy ở Hungary nó sẽ là ưu thế, ko phải cái thực tế nhá nhem trong lúc tranh tối tranh sáng của VN... lúc ấy.
Nhưng vẫn cứ nhầm. Thế mới chán cái đời.
Cái nước mình nó thế...!