Việt Nam nghèo nhưng hoang. Nhiều dự án chỉ dùng 3-4 năm rồi bỏ, hoặc bỏ ngay sau khi nghiệm thu do không có kinh phí duy tu, bảo trì và vận hành.
Các dự án của nước ngoài đều có phần CAPEX và OPEX. Ta không có. Do đó mới có chuyện mua máy giá tốc 12 triệu euro, server 14 tỷ đều không có điện để vận hành. Các máy xử lý âm thanh hình ảnh đều đắt tiền, tiêu hàng chục tỷ đều đắp chiếu không ai khai thác đợi ngày thành sắt vụn, thậm chí không có người biết đóng tắt máy.
Thực ra, khung pháp lý của Việt Nam cho phép dự toán OPEX cho mỗi dự án để vận hành trong 3 năm đầu. Nhưng thực tế, cuối cùng đều bị cắt giảm khi phê duyệt. Cũng có quy định các dự án đều có quyền dự toán hàng năm tiền bảo trì, nâng cấp, nhưng có dự toán cũng chẳng ai duyệt. Kết quả các dự án đều xuống cấp, dùng hết 3 năm là vứt đi làm lại từ đầu. Các khu công sở đều mốc thếch ẩm dột, vỡ máng nước, hố xí khai thối nồng nặc, hành lang đèn không sáng, bẩn thỉu. Do không có ai chăm sóc, không có tiền sửa chữa. Hết thời hạn đầu tư lớn như xây mới. Cực kỳ lãng phí, chơi sang hơn Mỹ nếu tính hiệu quả sử dụng.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Nguyễn Minh Tuấn: Đó là một trong những kế khả thi: Hỏng rồi, mua mới thôi (vậy mới có %).
ReplyDeleteTran Thi To Nga: Cốt lấy % thối lại thôi
ReplyDeleteMua bán sắm sưa xong là xong
Mặc kệ xác
Nguyen Binhduong: Nghèo mà ngu dốt lại dấu dốt nên để lãng phí tiền của và đấy cũng là mồ hôi, là máu xương của dân làm ra chứ.
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: Chính xác, trong ngân sách thường niên không có mục này và không làm sao đưa được và
ReplyDelete