Hiện nay chúng ta dùng Âm lịch và Dương lịch. Âm lịch mà chúng ta dùng chính là lịch Trung Quốc. Tuy gọi là Âm lịch nhưng lịch Trung Quốc không phải là Âm lịch theo nghĩa tính theo chu kỳ Mặt Trăng. Âm lịch tính theo Mặt Trăng đã được người tiền sử Cromagnon biết tới cách đây hơn 32000 năm. Sau này, chỉ còn lịch Hồi giáo là Âm lịch thuần túy.
Âm lịch theo tuần trăng dựa trên chu kỳ Mặt trăng chuyển động quanh Trái Đất là 29.5300588 ngày, làm tròn thành 29.5. Do đó Âm lịch một tháng khuyết sẽ có một tháng đầy. Tổng cộng một năm Âm lịch có 354 ngày (Không phải 360, chia hết cho 60 là bội số của can chi như mọi người lầm tưởng). Do thời tiết trong năm phụ thuộc vào chu kỳ Mặt Trời, nên các tiết trời sẽ đi "lang thang". Một số Âm Dương lịch phải dùng chu kỳ Mặt Trời để bổ khuyết bằng các năm và tháng nhuận. Lịch Trung Quốc thuộc về loại này. Trước hết, là việc tin rằng ăn Tết Âm Lịch phù hợp với tiết trời, thời khí là sai cơ bản. Cả 24 tiết trong năm đều cố định theo ngày dương và trôi nổi theo ngày âm.
Việc người Việt ca tụng Âm lịch Trung Quốc là phù hợp với "thiên địa nhân" và những yếu tố thần bí là không đúng, chính bản thân người Trung Quốc cũng không nghĩ thế. Lịch Trung Quốc hiện đại nhất mà chúng ta dùng chính là lịch Thời Hiến, ban hành vào thế kỷ 17, năm 1645 (thời vua Thuận Trị nhà Thanh). Lịch Thời Hiến là do một giáo sĩ người Đức tên thật là Johann Adam Schall von Bell, sinh ở Cologne, tên Trung Quốc là Thang Nhược Vọng, lập ra. Thang Nhược Vọng đến Trung Quốc từ thời Minh. Dước thời vua Sùng Trinh đã phụ trách về lịch cho nhà vua. Sang đến nhà Thanh, ông phụ trách về thiên văn và lịch pháp dưới 3 đời vua. Ông mất năm 1666 dưới thời vua Khang Hy. Do đó thuyết người Trung Quốc phát minh ra Âm Lịch hay các tiết trong năm cũng là một ngụy tạo tương tự như việc in typo phát minh ở Trung Quốc.
Trước lịch Thời Hiến, Trung Quốc thay đổi lịch xoành xoạch vì lịch không hoàn chỉnh. Có lẽ người Trung Quốc không nắm được nguyên tắc làm lịch vì kiến thức về thiên văn hủ lậu, không biết tới Trái Đất tròn quay quanh Mặt Trời. Khi không biết nguyên tắc mà chỉ nắm được một số quy tắc tính, dùng lâu ngày sẽ thấy sai lệch mà không hiểu vì sao, nên phải cải cách rất nhiều.
Người Việt Nam theo lịch Thời Hiến từ thời Nguyễn, trước đó cũng theo các lịch khác của Trung Quốc, nhưng bao giờ cũng muộn hơn một vài thời đại. Hiện tại có sai khác là do múi giờ của Việt Nam chênh 1 giờ so với giờ Trung Quốc, do đó một số mốc thời gian có thể rơi vào hai ngày khác nhau. Do đó Âm lịch của Việt Nam chỉ là phiên bản cũ của Âm Dương lịch Trung Quốc. Người Việt Nam không biết người Trung Quốc phải nhờ người Tây mới có lịch Thời Hiến nên một mực ca tụng lịch Trung Quốc bằng đủ các lý do huyền bí.
Có nhiều truyền thuyết về Trung Quốc có lịch từ thời Hoàng Đế, Chuyên Húc. Thực ra các nhân vật này đều là huyền sử không có gì làm bằng. Các truyền thuyết này cũng phải tới thời Hán tức là 2000-3000 năm sau mới thấy ghi chép, không có bằng chứng gì, nhiều khả năng là ngụy tạo.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Quốc Hà: Cám ơn a về bài viết chuyên khảo rất hay.
ReplyDeleteE cũng đua đòi theo anh, sẽ viết về lịch...
Nguyen Binhduong: Nói rất có lý và nếu ko đọc và tìm hiểu,nghiên cứu nhiều thì ko thể có nhiều lý lẽ xác thực đc. Hay lắm.
ReplyDeleteLuong Chi Mai: Mấy bài anh Việt viết về lịch, cả bài trước nữa lý thú quá
ReplyDelete