Chiêm tinh tin rằng quan sát vận động của các chòm sao sẽ có thông tin CHÍNH XÁC về mọi vận động trong xã hội loài người. Nói một các khác có một sự tương ứng khá CHÍNH XÁC giữa hai loại vận động vốn chẳng dính dáng đến nhau. Chúng ta hãy hiểu xem nếu điều đó đúng thì có nghĩa là gì? Nếu giả thiết điều đó là đúng, sẽ có những hệ quả gì. Tạm coi chiêm tinh, một khoa học rất lâu đời, xuất hiện ở cả Đông và Tây, có những tiên đoán khó tin nhưng không thể luôn luôn phủ nhận. Chúng ta hãy tạm coi đó là một ngành thực nghiệm, tất nhiên phải tiếp tục thực nghiệm để có những hệ luận gì đến hệ thống triết học, nhận thức và vật lý.
Ở đây tôi tạm đề ra một mô hình khung để tư duy về vấn đề này. Tôi sẽ loại mọi giả thiết chưa được kiểm chứng về tâm linh, các vị bề trên, ma quỷ, khả năng điều khiển, gọi hồn,... Ở đây hoàn toàn là suy luận khoa học trên 2 giả thiết ngoài niềm tin duy vật: tồn tại của ý thức (con người và có thể có siêu nhiên) và có một liên hệ giữa vận động cơ học của các thiên hà trong phạm vi biểu kiến và các sự kiện xã hội của chúng ta. Thực tế và chính xác hơn là biểu kiến của các vận động đó, chứ không phải bản thân các vận động đó có một mối quan hệ nhân quả với các sự kiện trong xã hội loài người. Biểu kiến tức là các vận động vũ trụ thực sự xảy ra thế nào mặc lòng, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến những điều chúng ta quan sát và nhận thức được là biểu kiến.
Nói rộng hơn, biểu kiến tức là đã đem các khái niệm của một thang độ lớn hơn, chẳng hạn có thể nhìn tới các sự kiện cách chúng ta cỡ trăm triệu năm ánh sáng biểu thị thành hình ảnh ở thang độ của chúng ta, chẳng hạn ở tầm nhìn (khoảng cách mà chúng ta vẫn còn phân biệt rõ ràng các sự kiện) của mỗi người khoảng 1km nếu không bị che khuất bởi sự ngu muội của văn minh nhân loại như nhà cửa chọc trời, khói công nghiệp và đầu óc thực dụng. Tức là có sự chênh nhau về thang độ khoảng 10^18 (tỷ tỷ) lần.
Đó cũng chính là mức độ chênh lệch giữa chúng ta và hạt cơ bản. 1km cách proton 10^18 lần và tầm cỡ của chúng ta (1-2m) so với electron cũng có tỷ lệ như thế. Electron cũng nhỏ hơn proton 1000 lần cũng như chúng ta so với tầm nhìn của chính mình. Như vậy ta có thể có thể coi tầm nhìn của electron là proton để có thể học ra vài điểu bổ ích khi so sánh. Thiên hà của chúng ta là Milky Way có cỡ là 100.000 năm ánh sáng cũng là khoảng 1/1000 kích cỡ 100 triệu năm ánh sáng của tầm nhìn biểu kiến mà chúng ta giả thiết.
Mô hình trên tuy thô sơ nhưng khá hoàn hảo và trùng hợp, tạm thời có thể làm chỗ dựa để chúng ta có thể mò mẫm suy luận.. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Electron có tầm nhìn là proton (hạt nhân nguyên tử hydro), sẽ thấy chúng ta là Thiên Hà Milky Way, và có tầm biểu kiến là tầm nhìn của chúng ta (trên dưới 1km). Tầm nhìn của Thiên Hà cũng là tầm nhìn biểu kiến của chúng ta về vũ trụ. Điều đó cũng có lý và trùng hợp một cách kỳ diệu. Hiện nay chúng ta chưa có bất cứ thông tin gì về các vật chất nhỏ hơn electron và lớn hơn 3 tỷ năm ánh sáng do đó tạm thời chỉ có 3 thang độ cũng là một số đẹp, có nghĩa là tiện cho tư duy. Nói một cách khác dù có các thang độ nhỏ hoặc lớn hơn như vậy, nhưng vì quá xa, ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta không đáng kể, chúng ta có thể nhận thức chúng như là thăng giáng lượng tử, tiếng ồn, hay bất định lượng tử, hoặc ngẫu nhiên siêu nhiên.
Cũng có thể electron sẽ ngu tối hoặc thông minh hơn chúng ta chút đỉnh, tôi sẽ bỏ qua vì chưa biết xã hội electron do ai hoặc cái gì lãnh đạo :-). Một số kiến thức về electron và proton sẽ có ích trong việc suy luận ra biểu kiến của chúng ta ở quy mô Thiên Hà.
Trước tiên chúng ta thử hiểu xem biểu kiến hình thành thế nào? Cách thứ nhất, có lẽ theo quan điểm hơi duy vật một chút, chúng ta có thể coi biểu kiến như phép chiếu. Đặc điểm của phép chiếu là chiếu bao nhiêu lần cũng đều như "nước đổ đầu vịt". Điều đó có cả tốt lẫn xấu. Tốt ở chỗ nó có vẻ khách quan. Nếu biểu kiến phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc lần quan sát, thì thực ra không có quy luật gì, chúng ta sẽ rơi vào bất khả tri và vận động của galaxy sẽ là chaos. Nhưng thực ra biểu kiến của chúng ta thấy có những quy luật, thậm chí tuần hoàn. Nhưng dở ở chỗ sẽ có những cái chúng ta mãi mãi sẽ không thấy được nhờ biểu kiến. Cố nhiên phép chiếu vào mỗi người có khác nhau, nhưng nếu lấy tổng của ý thức loài người nói chung thì có thể xem là có một biểu kiến chung. Những người nhận thức ra khỏi cái biểu kiến chung đó, không nhất thiết là ngu xuẩn hoặc lập dị, theo lập luận ở trên. Chúng ta sẽ bàn về giá trị của biểu kiến chung so với các biểu kiến riêng và liệu biểu kiến chung có phải là một khái niệm có nghĩa sau. Tạm thời coi là tồn tại một biểu kiến chung khách quan.
Cách thứ hai, có lẽ hơi duy tâm một chút, là biểu kiến còn phụ thuộc vào các yếu tố phi vật chất được định nghĩa là ý thức. Trong đó có ý thức khách quan, mà ta sẽ chỉ gọi ngắn gọn là ý thức, tức là ý thức của chúng ta hình thành nhờ kinh nghiệm, phát triển. Có một số điều khá hiển nhiên như năng lực quan sát phụ thuộc vào trình độ phát triển của trí tuệ, nhưng chúng ta sẽ cố gắng không dựa vào những kinh nghiệm trực giác như vậy. Có thể điều đó chỉ đúng trong đời sống hàng ngày của chúng ta, ở quy mô vũ trụ có thể điều đó vô nghĩa. Bên cạnh đó thể có những ý thức không phải của con người, ta sẽ gọi là siêu ý thức. Các nhà duy vật thường loại yếu tố này. Để công bằng chúng ta sẽ coi siêu ý thức phụ thuộc vào tham số epsilon, có thể đặt bằng 0 hoặc khác 0, tùy theo duy tâm hay duy vật. Trong trường hợp này, có những biểu kiến thay đổi. Thực khó tách bạch là chúng thay đổi do thực tế thay đổi, hay chỉ ý thức hoặc siêu ý thức thay đổi. Về nguyên tắc không thể tách bạch và kiểm chứng điều đó. Vì thế để khỏi sa vào tranh cãi vô bổ, chúng ta sẽ không quan tâm tới sự khác biệt giữa cái gọi là "thực tại" (explicate) hoặc cái "tiềm ẩn" (implicate). Chúng ta sẽ theo David Bohm tạm coi đó là hai cách nhận thức.
Ở đây chúng ta sẽ đưa ra một giả thiết rất mạnh nhưng cũng phù hợp với thực tế: phần lớn biểu kiến phụ thuộc đáng kể vào ý thức của chúng ta. Những gì vượt ra ngoài điều đó sẽ coi là noise. Tại sao lại như vậy? Loài người chúng ta chắc hẳn có một vai trò đặc biệt nào đó khi có ý thức vừa có kích cỡ nằm ở tâm điểm 3 thang độ. Điều đó khiến chúng ta quan sát được cả vũ trụ và thế giới vi mô ở một mức độ nào đó tốt hơn. Nói như thế không có nghĩa là sự tồn tại của electron và các đối tượng trong tầm nhìn của nó không ảnh hưởng tới vận động của các vật thể ở quy mô thiên hà. Nếu thay đổi điện tích của electron, vũ trụ có thể sẽ đổi khác. Ngược lại, các vận động của vũ trụ trong tầm biểu kiến của chúng ta cũng phải ảnh hưởng tới các đặc trưng của electron. Có lẽ liên hệ đó sẽ thông qua một phép biến đổi từ không gian thường vào không gian xung lượng.
Nếu vậy, ảnh hưởng của các quy luật ở quy mô chúng ta tới vận động của vũ trụ trong phạm vi biểu kiến sẽ còn phải lớn hơn. Và cũng từ đó suy ra các vận động ở quy mô vũ trụ phải ảnh hưởng tới quy luật của xã hội chúng ta.
Ở đây chúng ta cần phải tìm hiểu thêm thế nào là quan hệ nhân quả. Quan hệ này thể hiện thế nào ở quy mô này? Nhiều khả năng không giống nhân quả trong một hệ cơ học, như viên đạn trúng đích liên hệ với khi nó mới thoát ra ở nòng súng.
Câu hỏi khác sẽ có tính gợi ý hoặc phản bác toàn bộ lý luận trên: Tại sao giữa các hiện tượng cơ học và xã hội ở cùng một thang độ về kích cỡ không có quan hệ nhân quả, mà lại có quan hệ ở thang độ xa hơn. Tôi mường tượng rằng có quan hệ theo trật tự như sau: Các vận động cơ học ở thang độ của chúng ta không có mối quan hệ nhân quả với vận động cơ học của các thiên hà. Nhưng hoạt động xã hội thì có (theo thực nghiệm của chiêm tinh).
Như vậy, hoạt động cơ học của chúng ta cũng không có quan hệ nhân quả với chuyển động của electron trong phạm vi tầm nhìn của nó. Chúng ta không nhìn thấy chuyển động xã hội của electron (hoặc môt cái gì tương đương như thế), thực sự chuyển động cơ học của chúng ta có thể ánh xạ như hoạt động tập thể của electron, chẳng hạn khi Stern-Gerlach bắt các electron đi qua các khe và hứng chúng trên màn hình. Hoặc chúng ta hạ nhiệt độ để có hellium siêu lỏng, tạo ra các hiệu ứng tập thể buộc các electron bắt tay nhau.
Nói rộng hơn, biểu kiến tức là đã đem các khái niệm của một thang độ lớn hơn, chẳng hạn có thể nhìn tới các sự kiện cách chúng ta cỡ trăm triệu năm ánh sáng biểu thị thành hình ảnh ở thang độ của chúng ta, chẳng hạn ở tầm nhìn (khoảng cách mà chúng ta vẫn còn phân biệt rõ ràng các sự kiện) của mỗi người khoảng 1km nếu không bị che khuất bởi sự ngu muội của văn minh nhân loại như nhà cửa chọc trời, khói công nghiệp và đầu óc thực dụng. Tức là có sự chênh nhau về thang độ khoảng 10^18 (tỷ tỷ) lần.
Đó cũng chính là mức độ chênh lệch giữa chúng ta và hạt cơ bản. 1km cách proton 10^18 lần và tầm cỡ của chúng ta (1-2m) so với electron cũng có tỷ lệ như thế. Electron cũng nhỏ hơn proton 1000 lần cũng như chúng ta so với tầm nhìn của chính mình. Như vậy ta có thể có thể coi tầm nhìn của electron là proton để có thể học ra vài điểu bổ ích khi so sánh. Thiên hà của chúng ta là Milky Way có cỡ là 100.000 năm ánh sáng cũng là khoảng 1/1000 kích cỡ 100 triệu năm ánh sáng của tầm nhìn biểu kiến mà chúng ta giả thiết.
Mô hình trên tuy thô sơ nhưng khá hoàn hảo và trùng hợp, tạm thời có thể làm chỗ dựa để chúng ta có thể mò mẫm suy luận.. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Electron có tầm nhìn là proton (hạt nhân nguyên tử hydro), sẽ thấy chúng ta là Thiên Hà Milky Way, và có tầm biểu kiến là tầm nhìn của chúng ta (trên dưới 1km). Tầm nhìn của Thiên Hà cũng là tầm nhìn biểu kiến của chúng ta về vũ trụ. Điều đó cũng có lý và trùng hợp một cách kỳ diệu. Hiện nay chúng ta chưa có bất cứ thông tin gì về các vật chất nhỏ hơn electron và lớn hơn 3 tỷ năm ánh sáng do đó tạm thời chỉ có 3 thang độ cũng là một số đẹp, có nghĩa là tiện cho tư duy. Nói một cách khác dù có các thang độ nhỏ hoặc lớn hơn như vậy, nhưng vì quá xa, ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta không đáng kể, chúng ta có thể nhận thức chúng như là thăng giáng lượng tử, tiếng ồn, hay bất định lượng tử, hoặc ngẫu nhiên siêu nhiên.
Cũng có thể electron sẽ ngu tối hoặc thông minh hơn chúng ta chút đỉnh, tôi sẽ bỏ qua vì chưa biết xã hội electron do ai hoặc cái gì lãnh đạo :-). Một số kiến thức về electron và proton sẽ có ích trong việc suy luận ra biểu kiến của chúng ta ở quy mô Thiên Hà.
Trước tiên chúng ta thử hiểu xem biểu kiến hình thành thế nào? Cách thứ nhất, có lẽ theo quan điểm hơi duy vật một chút, chúng ta có thể coi biểu kiến như phép chiếu. Đặc điểm của phép chiếu là chiếu bao nhiêu lần cũng đều như "nước đổ đầu vịt". Điều đó có cả tốt lẫn xấu. Tốt ở chỗ nó có vẻ khách quan. Nếu biểu kiến phụ thuộc vào kinh nghiệm hoặc lần quan sát, thì thực ra không có quy luật gì, chúng ta sẽ rơi vào bất khả tri và vận động của galaxy sẽ là chaos. Nhưng thực ra biểu kiến của chúng ta thấy có những quy luật, thậm chí tuần hoàn. Nhưng dở ở chỗ sẽ có những cái chúng ta mãi mãi sẽ không thấy được nhờ biểu kiến. Cố nhiên phép chiếu vào mỗi người có khác nhau, nhưng nếu lấy tổng của ý thức loài người nói chung thì có thể xem là có một biểu kiến chung. Những người nhận thức ra khỏi cái biểu kiến chung đó, không nhất thiết là ngu xuẩn hoặc lập dị, theo lập luận ở trên. Chúng ta sẽ bàn về giá trị của biểu kiến chung so với các biểu kiến riêng và liệu biểu kiến chung có phải là một khái niệm có nghĩa sau. Tạm thời coi là tồn tại một biểu kiến chung khách quan.
Cách thứ hai, có lẽ hơi duy tâm một chút, là biểu kiến còn phụ thuộc vào các yếu tố phi vật chất được định nghĩa là ý thức. Trong đó có ý thức khách quan, mà ta sẽ chỉ gọi ngắn gọn là ý thức, tức là ý thức của chúng ta hình thành nhờ kinh nghiệm, phát triển. Có một số điều khá hiển nhiên như năng lực quan sát phụ thuộc vào trình độ phát triển của trí tuệ, nhưng chúng ta sẽ cố gắng không dựa vào những kinh nghiệm trực giác như vậy. Có thể điều đó chỉ đúng trong đời sống hàng ngày của chúng ta, ở quy mô vũ trụ có thể điều đó vô nghĩa. Bên cạnh đó thể có những ý thức không phải của con người, ta sẽ gọi là siêu ý thức. Các nhà duy vật thường loại yếu tố này. Để công bằng chúng ta sẽ coi siêu ý thức phụ thuộc vào tham số epsilon, có thể đặt bằng 0 hoặc khác 0, tùy theo duy tâm hay duy vật. Trong trường hợp này, có những biểu kiến thay đổi. Thực khó tách bạch là chúng thay đổi do thực tế thay đổi, hay chỉ ý thức hoặc siêu ý thức thay đổi. Về nguyên tắc không thể tách bạch và kiểm chứng điều đó. Vì thế để khỏi sa vào tranh cãi vô bổ, chúng ta sẽ không quan tâm tới sự khác biệt giữa cái gọi là "thực tại" (explicate) hoặc cái "tiềm ẩn" (implicate). Chúng ta sẽ theo David Bohm tạm coi đó là hai cách nhận thức.
Ở đây chúng ta sẽ đưa ra một giả thiết rất mạnh nhưng cũng phù hợp với thực tế: phần lớn biểu kiến phụ thuộc đáng kể vào ý thức của chúng ta. Những gì vượt ra ngoài điều đó sẽ coi là noise. Tại sao lại như vậy? Loài người chúng ta chắc hẳn có một vai trò đặc biệt nào đó khi có ý thức vừa có kích cỡ nằm ở tâm điểm 3 thang độ. Điều đó khiến chúng ta quan sát được cả vũ trụ và thế giới vi mô ở một mức độ nào đó tốt hơn. Nói như thế không có nghĩa là sự tồn tại của electron và các đối tượng trong tầm nhìn của nó không ảnh hưởng tới vận động của các vật thể ở quy mô thiên hà. Nếu thay đổi điện tích của electron, vũ trụ có thể sẽ đổi khác. Ngược lại, các vận động của vũ trụ trong tầm biểu kiến của chúng ta cũng phải ảnh hưởng tới các đặc trưng của electron. Có lẽ liên hệ đó sẽ thông qua một phép biến đổi từ không gian thường vào không gian xung lượng.
Nếu vậy, ảnh hưởng của các quy luật ở quy mô chúng ta tới vận động của vũ trụ trong phạm vi biểu kiến sẽ còn phải lớn hơn. Và cũng từ đó suy ra các vận động ở quy mô vũ trụ phải ảnh hưởng tới quy luật của xã hội chúng ta.
Ở đây chúng ta cần phải tìm hiểu thêm thế nào là quan hệ nhân quả. Quan hệ này thể hiện thế nào ở quy mô này? Nhiều khả năng không giống nhân quả trong một hệ cơ học, như viên đạn trúng đích liên hệ với khi nó mới thoát ra ở nòng súng.
Câu hỏi khác sẽ có tính gợi ý hoặc phản bác toàn bộ lý luận trên: Tại sao giữa các hiện tượng cơ học và xã hội ở cùng một thang độ về kích cỡ không có quan hệ nhân quả, mà lại có quan hệ ở thang độ xa hơn. Tôi mường tượng rằng có quan hệ theo trật tự như sau: Các vận động cơ học ở thang độ của chúng ta không có mối quan hệ nhân quả với vận động cơ học của các thiên hà. Nhưng hoạt động xã hội thì có (theo thực nghiệm của chiêm tinh).
Như vậy, hoạt động cơ học của chúng ta cũng không có quan hệ nhân quả với chuyển động của electron trong phạm vi tầm nhìn của nó. Chúng ta không nhìn thấy chuyển động xã hội của electron (hoặc môt cái gì tương đương như thế), thực sự chuyển động cơ học của chúng ta có thể ánh xạ như hoạt động tập thể của electron, chẳng hạn khi Stern-Gerlach bắt các electron đi qua các khe và hứng chúng trên màn hình. Hoặc chúng ta hạ nhiệt độ để có hellium siêu lỏng, tạo ra các hiệu ứng tập thể buộc các electron bắt tay nhau.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Hoa Sao: Kết luận là gì?
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Mới bắt đầu nghiên cứu chưa ra kết quả mà kết luận gay à
DeleteHong Nhat Do: Phức tạp quá nên bản thân tác giả cũng bị rối , mất mạch . Chờ tẹo , hồi sau sẽ rõ
ReplyDeletePhan Hong Lien: A Việt viết theo quan điểm holography !
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Ý tưởng của anh Việt rất thú vị và rành mạch. Em ủng hộ hiệu ứng tập thể là cơ cấu tạo nên liên hệ (đồng pha) giữa các thang độ.
ReplyDeleteHong Nhat Do: Theo sự phân loại scal của anh Việt , nếu mặt trời có thể làm nóng ko khí , nóng các nguyên tử trên trái đất thì các ngôi sao có thể gây ra các cuộc cách mạng , chiến tranh trên trái đất , việc lên ngôi hay hạ bệ của các vua chúa cũng như các mức năng lượng của điện tử trong nguyên tử
ReplyDeleteDo Xuan Phuong: Không phải là nhân quả như vậy.
DeleteMỗi thang độ có tính cô lập nhất định, song các thăng giáng, chuyển pha nội tại có thể "hiệp biến" ở các thang độ khác nhau. :D
Hong Nhat Do: Chính là ánh xạ một chiều nhân quả chứ ko phải song ánh hiệp biến vì scal nhỏ ko thể gây ảnh hưởng lên scal lớn được vì bậc năng lượng ko đủ
DeleteDo Xuan Phuong: Ý tưởng chính không phải là bậc năng lượng mà là tỷ lệ và vận động nội tai của mỗi scale. Scale nào cũng có hiệu ứng tập thể của scale đó, ví dụ electron là hàm mật độ xác suất, con người là phân bố dân cư, galaxy là trường hấp dẫn.
DeleteHong Nhat Do: Lạc đề
DeleteDo Xuan Phuong: Mình hiểu tinh thần bài viết của anh Việt là thế, kiểu như non-trivial assertment. :)
Delete