Băng tuy là nước, nhưng lại cứng chắc hơn nước nhiều lần, hoàn cảnh càng lạnh giá ác liệt, càng trở nên cứng rắn. Đây là đặc tính đầu tiên của người thành công — ý chí kiên cường.
Nước hóa thành khí, khí như vô hình, nhưng nếu khí ở trong một phạm vi nhất định cùng tụ lại với nhau tạo nên sức gắn kết thì lượng sẽ vô cùng to lớn, đây là đặc tính thứ hai của người thành công — tụ khí sinh tài.
Nước làm sạch vạn vật, vạn vật thế gian dù có dơ bẩn thế nào, nó đều mở rộng tấm lòng tiếp nhận thanh hóa người khác mà không hề oán trách, không chút ân hận, dần dần cũng làm trong sạch trở nên thuần khiết, đây là đặc tính thứ ba của người thành công — bao dung tiếp nhận.
Dòng chảy của nước thuận theo địa hình. Nước đổ từ trên xuống thấy như yếu mềm, nhưng khi gặp phải vật cản, thì lại bền bỉ vô hạn, gặp phải tảng đá tự biết đổi chiều dòng chảy, cũng có thể mài mòn đá. Đây là đặc tính thứ tư của người thành công — lấy nhu khắc cương.
Nước có thể lên mà cũng có thể xuống, lên cao hóa thành mây mù, xuống thấp hóa thành mưa ướt, tích tụ từng giọt trở thành sông suối. Cao thì lên đến tận mây xanh, thấp thì hòa vào biển cả, đây là loại đặc tính thứ năm của người thành công — thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Nước tuy lạnh, nhưng có một trái tim thiện lương, nó không thích đối kháng/tranh đấu, chứa đựng vạn vật thế gian, nhưng lại không đòi hỏi giống như vạn vật, đây là loại đặc tính thứ sáu của người thành công — giúp đỡ thiên hạ.
Tấm lòng vô tư như có như không, lại có tự do của riêng mình. Khi tụ khiến mây kết thành mưa, hóa thành nước hữu hình, khi tan có thể không còn tung tích, lơ lửng giữa trời đất, đây là loại đặc tính thứ bảy của người thành công — xong việc thoái lui.
Lòng người như băng, sở dĩ năng lực chênh lệch, tốt xấu khác nhau, đều là bởi cá tính mỗi người mỗi khác.
(theo Tin tức Gác 8)
Đàn ông và đàn bà, nếu bản chất vốn cứng rắn thì tuy ngoài cứng trong phải mềm, người vốn mềm yếu thì lại phải thật cứng rắn trong lòng. Lẽ thường, trong cuộc sống thì nhu vẫn thắng cương, vì dân gian có câu "Nước chảy đá mòn"... và "cứng quá thì gãy".
ReplyDelete